được; còn trích dẫn có mục đích văn hóa thì được. Sự phân biệt như vậy
hơi miễn cưỡng. Chẳng hạn tôi trích hết những thơ hay của Nguyễn Bính
để in thì chắc chắn là tôi làm một việc có tính cách văn hóa, nhưng cũng
làm thiệt thòi cho tác giả vì độc giả chỉ cần mua một cuốn của tôi xuất bản
mà không cần mua những cuốn mà tác giả đã cho in. Trong trường hợp ấy
thì xử ra sao?
Quyền trích một đoạn văn trong sách để đăng lên báo cũng thuộc về tác
giả.
Quyền xuất bản tiểu thuyết đã đăng trên báo về tác giả chứ không phải
về nhà báo. Nhưng những bài báo có tính cách thời sự thì báo nào cũng có
quyền trích dẫn mà khỏi xin phép, miễn là phải chỉ rõ xuất xứ.
*Quyền dịch thuộc về tác giả. Dịch giả phải giữ đúng ý trong nguyên
tác, nếu phản ý thì tác giả có thể đòi bồi thường.
* Quyền phóng tác cũng thuộc về tác giả. Phóng tác là theo cốt truyện
mà viết lại, như một tiểu thuyết viết lại thành kịch. Ta đừng nên lầm phóng
tác với dịch phỏng. Dịch phỏng là tiểu thuyết vẫn dịch ra tiểu thuyết, kịch
dịch ra kịch, không thay đổi thể văn, chỉ thay đổi ít chi tiết cho hợp với
phong tục một xứ hoặc một thời đại thôi. Nhiều tiểu thuyết đăng trên báo
của ta được đặt cho các tên là phóng tác, kỳ thực chỉ là dịch phỏng một cách
rất tự do.
* Thâu vào đĩa hát cũng là một cách xuất bản vậy đáng lý ra, một nhà
xuất bản có quyền in và thâu vào đĩa hát. Nhưng theo thủ tục thì muốn
thâu vào đĩa hát phải có phép riêng của tác giả.
* Quyền quay phim hoàn toàn về tác giả. Nên phân biệt quyền ấy với
quyền chiếu phim. Một tác giả có thể nhường quyền quay phim cho một
hãng nầy và quyền chiếu phim cho một hãng khác.
Nhà quay phim phải diễn đúng ý của tác giả nếu không, có thể bị tác giả
đòi bồi thường.
Vậy nếy ngoài quyền in, xuất bản và bán, bạn muốn nhường thêm
quyền gì nữa thì phải ghi vào mục I ở đây, để trả lời cho câu hỏi: “Tới mục
nào” trong mục.