NGHỀ VIẾT VĂN - Trang 142

cũng im tiếng. Thà im tiếng còn hơn, chứ gây những cuộc bút chiến
bi hài kịch như trên thì chỉ hại cho văn nghệ và làm cho độc giả mất
thì giờ.

*

Hầu hết nhà văn nào cũng có lòng tự ái rất mạnh, coi tác phẩm

của mình là danh dự của mình, nên mười nhà thì có chín nhà, khi bị
chỉ trích nổi đóa lên, đỏ mặt tía tai, mất ăn, mất ngủ, và thốt ra
những lời chẳng văn chương chút nào cả.

Một đại văn hào như Montesquieu mà cũng uất ức, thốt lên câu

này để mắng những kẻ đã mạt sát ông: “Tôi là một cây lớn, bọn
chúng là những con cóc ; có khạc nọc ở gốc cây, cây có sao đâu?”
Vâng, cây thì không sao, nhưng chắc chắn là ông đã căm gan lắm
nên mới nói vậy cho hả. Giữ được thái độ bình tĩnh là một việc rất
khó: phải có một bản lĩnh cao, biết phục thiện mà cũng biết khoan
hồng. Rất ít người có những đức ấy nên bao giờ ta cũng kính mến
một nhà văn bị chỉ trích mà biết binh vực quan niệm của mình một
cách hòa nhã như Trần Trọng Kim khi trả lời những bài Phê bình Nho
giáo
của Phan Khôi.

Thái độ của Phan văn Hùm sau khi đọc xong bài Ba Xuyên phê

bình cuốn Vương Dương Minh của ông cũng rất đẹp. Ba Xuyên nhã
nhặn vạch nhiều lỗi dịch sai nghĩa rất nặng của tác giả, tác giả nhận
hết và cảm ơn bằng mấy vần sau đây:

Pháp văn nghiền ngẫm mấy mươi năm
Văn pháp còn bao chỗ tối tăm,
Hán tự mình ên tìm đọc lấy,
Lấy đâu tránh được hiểu không nhằm.
Cám ơn dạy bảo bao lời,
Vén mây cho thấy lưng trời, công ai!
Ai đã viết lách lâu năm đều nhật thấy càng học càng thấy mình

dốt, và cẩn thận tới đâu thì tác phẩm của mình cũng còn nhiều lỗi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.