vụng về đến nỗi ai mới đọc vài hàng cũng phải bỏ, thì nội dung có
hay cũng vô ích: không có người đọc, làm sao có người cảm?
Đọc văn học sử các nước, ta thấy từ trước tới nay tác phẩm nào
được lưu truyền cũng có giá trị cả về hình thức lẫn nội dung.
Chỉ có điều đó là chắc chắn; còn như muốn chứng minh rằng nội
dung hay hình thức, cái nào là quan trọng hơn thì tôi cho là làm một
việc không thể được. Cái đó còn tùy mỗi thời, mỗi người. Chẳng
qua, khi văn trào quá duy mỹ, các văn nhân chỉ chú trong đến hình
thức mà nội dung hóa đồi bại thì có những người phản động lại, đề
cao nội dung lên; ngược lại, nếu văn trào “tải đạo”
hình thức bị coi thường thì lại có người bênh vực, ca tụng nó. Vậy
chủ trương hình thức quan trọng hơn nội dung hay ngược lại, đều là
tùy mỗi thời và đều hữu ích trong một hoàn cảnh nào đó, chứ không
thể chân lý tuyệt đối được.
Hình thức thời nào cũng phải đẹp, nhưng quan niệm về đẹp mỗi
thời một thay đổi. Hồi xưa các cụ cho đối chỉnh, điển nhiều, cầu kỳ,
du dương là đẹp, mà mới mấy chục năm trước, người ta còn thích
ngâm những câu mà vế trên có Mạnh, Lư, vế dưới có Hoa, Nã
chọi nhau đôm đốp. Bây giờ thì chẳng riêng gì nước ta, khắp thế giới
đều muốn văn phải bình dị, tự nhiên sáng sủa.
Đã đành từ hồi xưa, những đức vừa kể đã được nhiều nhà văn
bênh vực (ở Trung Hoa có Đào Tiềm, Bạch Cư Dị, Tô Đông Pha; ở
Pháp có Montaigne, Pascal
song tới thế kỷ này, mới được văn
nhân khắp thế giới nhận là quan trọng nhất, là cần thiết nhất, trừ vài
bọn quái đản, lập dị như bọn “đa đa”, bọn siêu thực, mà tôi đã nhắc
tới trong cuốn Luyện văn.
Lẽ ấy cũng dễ hiểu. Hồi xưa – nghĩa là ba thế kỷ trước ở Âu châu
và nửa thế kỷ trước ở phương Đông – nghề in còn phôi thai, sách
đắt, chỉ một số rất ít quý phái và phú hào mới biết đọc, mua được
sách, nên văn chương là xa xỉ phẩm của hạng người nhàn nhã; ngày
nay, nghề in phát đạt, sách rẻ, hạng bình dân đều biết đọc, văn