Ly on, ông không ngờ rằng tác phẩm “Những ngày cuối cùng của
thành Pompéi” của ông lại bất hủ.
Vì vậy, muốn chắc chắn, ta cần phải hỏi ý kiến người khác.
Thời cổ, các văn sĩ La mã đều đọc tác phẩm của mình trước một
số đông bạn thân để nhờ họ phê bình. Các văn sĩ Pháp ở thế kỷ 17
cũng theo lệ đó. Nhiều văn hào đã có một người bạn thân làm cố
vấn: tài làm thơ của Racine cao hơn tài của Boileau mà Boileau
khuyên gì, Racine nghe vậy; và khi Bouilhet chết, Flaubert một bực
thầy về kỹ thuật viết văn, than tiếc: “Tôi đã chôn ý thức văn chương,
cái óc và kim chỉ nam của tôi”. Chateaubriand cũng nhận: “Luôn
luôn tôi tin rằng người khác xét và thấy rõ hơn tôi”.
Một trong những hạnh phúc quý nhất của nhà văn có lẽ là tìm
được một người phê bình thành thực và thông minh. Khi bước vào
nghề cầm bút, bạn nên rán kiếm một người có đủ hai đức ấy.
Nhưng xin bạn đừng quên rằng ngoài chỗ thân tình ra, chớ bắt
người khác làm hai cái cực hình là phê bình và sửa văn cho bạn. Một
thi sĩ mà tôi quen, viết xong được một tập thơ nào là ôm đi, tìm
những bạn cũ, cả những bạn đã mười năm trời không gặp nhau, gí
bản thảo vào tay người ta bắt phải đọc rồi nửa tháng sau lại hỏi ý
kiến, có khi tới lui hai ba lần, nhất định đòi nghe cho được mới thôi.
Ai mà chẳng khen, khen lấy lệ? Như vậy đã thiếu xã giao mà cũng
chẳng lợi gì cho nhà thơ ta cả, vì những lời khen miễn cưỡng đó có
giá trị gì đâu? Nhưng xét kỹ thì ông ta làm vậy chỉ vì muốn khoe và
ham được khen, thế thôi, chứ chẳng vì muốn sửa thơ văn gì cả.
Viết văn mà diễn đúng được hết những tình cảm, hoài bão tư
tưởng của mình, thì là một nỗi vui rất lớn.
Nhiều nhà văn đã rán phân tích cái vui ấy. Lạ lùng nhất là những
đoạn sau nầy mà tác giả ví cái vui sáng tác với cái vui nhục dục, một
cái hoàn toàn thuộc về tinh thần, một cái thuộc về thể xác.
A. de Vigny viết: