mình, bắt chước bố cục của người để soạn lại một cuốn sách, mượn
cốt truyện để phóng tác, dịch mà không xin phép tác giả, đều là đạo
văn.
Kẻ nào cố ý đạo văn sẽ bị luật pháp trừng trị nặng, luôn luôn phải
bồi thường cho tác giả một số tiền, có khi rất lớn. Bạn chắc chưa
quên vụ một nhà báo nọ tự tiện trích đăng bài trong tập Cảo Thơm và
vụ một hãng nọ thâu thanh một bản nhạc mà chẳng xin phép nhạc
sĩ. Họ đều phải bồi thường cho tác giả hàng vạn bạc.
Thời nào cũng có những vụ đạo văn rất ly kỳ. Người ta kể chuyện
năm 1605, Cervantès xuất bản tập đầu bộ Don Quicho e, được độc
giả hoan nghênh nhiệt liệt và thúc giục viết tiếp cho mau. Ông chưa
viết xong thì ở tiệm sách đã thấy bày tập nhì bộ Don Quicho e rồi.
Thì ra có một nhà văn nọ ganh tị sự thành công của ông, hối hả viết
nối để bôi nhọ hai nhân vật chính trong truyện một cách tàn nhẫn.
Ông vội vàng viết cho hết phần nhì và phần nầy được hoan nghênh
còn hơn phần trước. Thành thử kẻ nọ muốn hại ông mà rốt cuộc làm
cho danh ông càng nổi lên như cồn.
Gan nhất có lẽ không ai bằng anh chàng trong câu chuyện dưới
đây.
Ngày 10-10-1841 tờ báo La Presse ở Pháp đăng truyện Le val
funeste (Thung lũng bi thảm) của Courchamps viết theo tài liệu
Cagliostro. Courchamps là một gã lang thang đã làm đủ nghề, cả
nghề bồi phòng. Tiểu thuyết y đăng rất lãng mạn, nên độc giả rất
hoan nghênh. Một tờ báo khác tố cáo rằng y đã cóp đúng một tiểu
thuyết của Potoki, nhan đề là Alphonse Van Werden.
Tức thì Courchamps cực lực phản kháng, tỏ vẻ uất ức, phẫn nộ
lắm, bảo kẻ nọ ghen tị mà vu oan cho mình, thái độ đó ti tiểu và
đáng khinh bỉ. Tờ báo kia thấy thế, không thèm cãi lại, thản nhiên
đăng đoạn nối và từ đó truyện Le de funeste được người ta giễu là Le
vol funeste (Đánh cắp bi thảm).