đón nhận luồng sinh khí từ vùng Bắc Ý. Nếu chính thể chuyên chế và quân
chủ không được vun trồng trong một phạm vi hẹp, tựa như gieo hạt trong
một vườn ươm, và rồi sụp đổ trong khoảng từ năm 1275 tới 1475, thì chủ
nghĩa nhân văn của Bắc Ý sẽ chẳng bao giờ bén rễ được ra ngoài khu vực
phía bắc dãy Alps từ khoảng năm 1475 trở đi. Phong trào cải cách, một lần
nữa không phải là một sự kiện trọng đại riêng của nước Anh, mà là xu thế
chung của khu vực Tây Bắc Âu đấu tranh tách khỏi miền Nam, để vùng
Tây Địa Trung Hải khỏi bị chìm vào diệt vong và quên lãng. Trong thời kỳ
cải cách, Anh quốc không khởi xướng cũng không tham gia vào cuộc tranh
đua giữa các nước châu Âu bên bờ Đại Tây Dương để được chiến lợi phẩm
là những thế giới mới bên kia đại dương. Nó giành được phần thưởng nói
trên với tư cách là một kẻ đến sau tương đối muộn đấu tranh với các “ông
lớn” đi trước.
Còn lại hai cột mốc cuối cùng cần xem xét: sự hình thành hệ thống
nghị viện và xã hội công nghiệp - những thứ thường được coi là đã trưởng
thành trên chính mảnh đất Anh rồi sau đó mới phổ biến ra phần còn lại của
thế giới. Nhưng các chuyên gia sử học không hoàn toàn đồng ý với quan
điểm này.
Về hệ thống nghị viện, ngài Acton đã nói: “Lịch sử của một quốc gia
nói chung phụ thuộc vào hoạt động của một số lực lượng, các lực lượng
này không xuất phát từ quốc gia đó mà từ những căn nguyên rộng lớn hơn.
Sự xuất hiện của chế độ quân chủ hiện đại ở Pháp là một phần của xu thế
đã xảy ra tương tự tại Anh. Những người Bourbon và Stuart đều tuân theo
một quy luật như nhau dù nhận được những kết quả khác nhau”, Nói cách
khác, hệ thống nghị viện - kết quả nội bộ của Anh quốc - là sản phẩm của
một lực lượng hoạt động không chỉ ở nước Anh mà đồng thời ở cả Anh và
Pháp.
Về quá trình hình thành cuộc cách mạng công nghiệp ở nước Anh, khó
có thể trích dẫn lời của chuyên gia nào xác đáng hơn ông bà Hammond.
Trong lời giới thiệu của cuốn Sự phát triển của nền công nghiệp hiện đại,
họ đưa ra quan điểm rằng, nguyên nhân quan trọng nhất khiến cho cuộc