II. NGHIÊN CỨU SO SÁNH CÁC NỀN VĂN MINH
Chúng ta đã phát hiện rằng xã hội (hay nền văn minh) phương Tây là
hậu duệ của một xã hội tiền đề. Phương pháp hiển nhiên để theo đuổi cuộc
tìm kiếm những xã hội tương đồng xa hơn sẽ là xem xét ví dụ những xã hội
khác đang cùng tồn tại, đó là cộng đồng Cơ Đốc giáo Chính thống, cộng
đồng Hồi giáo, cộng đồng Ấn giáo và cộng đồng Viễn Đông, và xem thử
liệu chúng ta có thể phát hiện ra “cha mẹ” của những xã hội đó hay không.
Nhưng trước khi tiến hành cuộc tìm kiếm này, chúng ta phải làm rõ
mình đang tìm kiếm điều gì, nói cách khác, đâu là những dấu hiệu của mối
quan hệ trực hệ mà chúng ta có thể chấp nhận làm chứng cứ vững chắc. Và
thực ra thì chúng ta tìm thấy những dấu hiệu nào của một mối quan hệ
tương tự như giữa xã hội của chúng ta với xã hội Hy Lạp cổ? Hiện tượng
đầu tiên là một nhà nước trung ương (tức Đế chế La Mã) đã hợp nhất toàn
bộ xã hội Hy Lạp cổ thành một cộng đồng chính trị đơn nhất trong giai
đoạn cuối của lịch sử xã hội này. Sự kiện này rất đáng quan tâm, vì nó đối
nghịch rõ rệt với hiện tượng vô số chính quyền địa phương của Hy Lạp cổ
đại đã bị phân chia trước khi Đế chế La Mã xuất hiện, và nó cũng đối
nghịch rõ rệt không kém với việc vô số quốc gia của xã hội phương Tây
được phân chia cho tới nay. Tiến xa hơn nữa, chúng ta thấy rằng ngay trước
Đế chế La Mã là một thời kỳ loạn lạc, kéo dài (ngược chiều thời gian) ít
nhất là tới cuộc chiến Hannibal. Trong thời kỳ này, xã hội Hy Lạp cổ không
còn phát triển mà suy tàn rõ rệt, sự hình thành Đế chế La Mã đã ngăn chặn
sự suy tàn đó trong một thời gian. Nhưng khoảng thời gian đó cuối cùng
cũng đã chứng minh rõ ràng rằng, đó là triệu chứng của một căn bệnh nan у
đang hủy hoại xã hội Hy Lạp cổ cũng như Đế chế La Mã. Một lần nữa, sự
sụp đổ của Đế chế La Mã được tiếp nối bởi một khoảng dừng, hay một thời
kỳ quá độ giữa thời điểm biến mất của xã hội Hy Lạp cổ và sự xuất hiện
của xã hội Tây phương.
Khoảng dừng này được lấp đầy với các hoạt động của hai tổ chức:
Giáo hội Cơ Đốc giáo, được thành lập trong và tồn tại qua thời Đế chế La