NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ NHÂN LOẠI - Trang 673

Nhà hiền triết Hy Lạp coi trạng thái lý tưởng là một trạng thái bình

thản thư thái (…) này là cá nhân duy nhất trước Jesus xứ Nazareth đạt được
danh hiệu Đấng Cứu Thế (…). Vinh dự này thông thường là độc quyền của
các thành viên hoàng tộc và là một phần thưởng cho các cống hiến về chính
trị và quân sự. Danh hiệu chưa từng có tiền lệ của Epicurus là hệ quả ngoài
dự kiến của việc nhà hiền triết trầm tĩnh này vâng theo một lời hiệu triệu
không thể cưỡng lại của trái tim. Sự nhiệt tình của lòng biết ơn và thán
phục đã khiến cho công trình cứu rỗi của Epicurus được tán dương trong thi
ca của Lucretius, và điều này cho chúng ta thấy rằng, ít nhất trong trường
hợp này, danh hiệu không chỉ mang tính hình thức sáo rỗng mà là sự biểu
đạt một cảm xúc sâu lắng và sống động chắc chắn có liên hệ với thơ ca
tiếng Latinh thông qua một xâu chuỗi truyền khẩu bắt nguồn từ những
người sống cùng thời với Epicurus, vốn biết rõ và kính phục ông.

Quá khứ đầy nghịch lý của Epicurus đã cho thấy nỗi đau khổ và gánh

nặng mà các nhà hiền triết phải gánh vác nếu như, để thực hiện lời dạy của
Plato, họ chọn con đường biến mình thành các vị vua; và vì vậy nên không
có gì đáng ngạc nhiên khi thấy chọn lựa còn lại của Plato – biến các vị vua
thành nhà hiền triết – đã thể hiện sức hấp dẫn như thế nào đối với mọi nhà
hiền triết có lương tâm xã hội, bắt đầu với chính bản thân Plato. Không
dưới ba lần trong cuộc đời mình Plato đã tự nguyện, dù miễn cưỡng, tái
xuất hiện từ cuộc rút lui về xứ Attica của ông và vượt biển đến Syracuse
với hy vọng biến một bạo chúa Sicily thành một nhà hiền triết Athens có ý
thức về trách nhiệm của của một ông hoàng. Kết quả đã tạo nên một
chương kỳ lạ nhưng, chúng ta phải thừa nhận một cách tiếc nuối, hoàn toàn
không quan trọng trong lịch sử Hy Lạp cổ. Đã từng có nhiều vua chúa,
trong thời gian rảnh rỗi của họ, với ít hoặc nhiều sự nghiêm túc, tham khảo
ý kiến của các nhà hiền triết, mà những ví dụ quen thuộc nhất với các nhà
nghiên cứu lịch sử Tây phương là những nhân vật được gọi là “các bạo
chúa khai tâm” trong thế giới Tây phương thế kỷ 18, những người đã tiêu
khiển bằng cách lần lượt nuông chiều rồi gây hấn với một loạt các triết gia
người Pháp bắt đầu từ Voltaire trở về sau. Nhưng chúng ta sẽ khó lòng tìm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.