NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ NHÂN LOẠI - Trang 682

XXI. NHỊP ĐIỆU CỦA QUÁ TRÌNH PHÂN RÃ

Trong phần trước chúng ta đã tìm kiếm, và đã tìm được, một sự tương

đồng – trong đó bao hàm sự tương phản hiển nhiên – giữa vai trò của các cá
nhân sáng tạo trong các xã hội đang phát triển và các xã hội đang tan rã.
Giờ đây chúng ta sẽ tiến hành một cuộc điều tra tương tự nhằm tìm kiếm
một sự tương đồng – nhiều khả năng cũng sẽ bao hàm sự tương phản – giữa
cái mà chúng ta có thể gọi là nhịp điệu của quá trình phát triển và nhịp điệu
của quá trình phân rã. Công thức bên dưới của mỗi trường hợp đều là công
thức mà đến giờ chúng ta đã rất quen thuộc, vì nó đã đồng hành cùng chúng
ta trong suốt nghiên cứu này; đó là công thức “thách thức và phản ứng”.
Trong một nền văn minh đang phát triển, một thách thức gặp được phản
ứng thành công sẽ phát sinh ra một thách thức mới đưa tới một phản ứng
thành công mới. Không có giới hạn nào cho quá trình phát triển này trừ khi
và cho tới khi nào xuất hiện một thách thức mà nền văn minh đang xét phản
ứng thất bại – một sự kiện bi kịch đánh dấu sự chấm dứt quá trình phát
triển và là cái mà chúng ta gọi là sự suy sụp. Tại đây một nhịp điệu tương
tự bắt đầu. Thách thức đã không nhận được phản ứng thích hợp, nhưng nó
vẫn tiếp tục tồn tại. Một nỗ lực mới được đưa ra để phản ứng lại nó, và nếu
nỗ lực này thành công, quá trình phát triển hiển nhiên được nối lại. Nhưng
giả sử rằng, sau một thành công cục bộ và tạm thời, phản ứng này cũng thất
bại. Khi đó sẽ có một nỗ lực lặp lại lần thứ ba, nỗ lực này có thể thành
công, nhưng cũng có thể thất bại; và sự thất bại của nó có thể là thất bại
cuối cùng dẫn tới quá trình tan rã xã hội, cũng có thể là không. Nói theo
ngôn ngữ quân sự, nhịp điệu này có thể được mô tả là một chuỗi động thái
giải tán-tập hợp-giải tán-tập hợp-giải tán…

Nếu chuyển sang những khái niệm chuyên môn mà chúng ta đã đặt ra

và sử dụng rất thường xuyên từ đầu nghiên cứu này, rõ ràng thời kỳ rối ren
theo sau sự suy sụp là một vận động giải tán; sự thành lập chính quyền
trung ương là một vận động tập hợp; và thời kỳ quá độ theo sau sự sụp đổ
của chính quyền trung ương là vận động giải tán cuối cùng. Nhưng như
chúng ta đã từng chứng kiến trong lịch sử chính quyền trung ương của xã

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.