hội Hy Lạp cổ, còn có một vận động giải tán chế độ phong kiến sau cái chết
của Marcus Aurelius vào năm 180 sau CN, và một vận động tập hợp dưới
triều đại Diocletian. Có lẽ có nhiều hơn một vận động giải tán và tập hợp
trong lịch sử của bất kỳ một chính quyền trung ương cụ thể nào. Thực ra số
vận động giải tán và tập hợp tuỳ thuộc vào độ phóng đại của lăng kính mà
chúng ta sử dụng để phân tích chủ thể. Chẳng hạn như một vận động giải
tán đáng kinh ngạc đã xảy ra vào năm 69 sau CN, “năm của bốn vị hoàng
đế”, nhưng trong trường hợp này chúng ta tạm thời bỏ qua do sự ngắn ngủi
của nó so với thời gian tồn tại của chính quyền La Mã. Cũng có thể có một
giai đoạn khôi phục cục bộ vào khoảng giữa các thời kỳ rối ren. Nếu chúng
ta chấp nhận một tín hiệu khôi phục trong các thời kỳ rối ren và một tín
hiệu giải tán trong giai đoạn chính quyền trung ương, chúng ta sẽ nhận
được công thức: giải tán-tập hợp-giải tán-tập hợp-giải tán-tập hợp-giải tán,
mà chúng ta có thể mô tả là “ba phách rưỡi” dành cho nhịp điệu giải tán và
tập hợp của chúng ta. Dĩ nhiên là trong lịch sử không chỉ tồn tại nhịp điệu
“ba phách rưỡi”. Một ví dụ cụ thể bất kỳ của quá trình tan rã có thể cho
thấy nhịp điệu hai phách rưỡi, bốn phách rưỡi, hoặc năm phách rưỡi mà về
cơ bản vẫn phù hợp với nhịp điệu chung của tiến trình phân rã xã hội. Tuy
nhiên, trong thực tế, nhịp điệu ba phách rưỡi có vẻ là khuôn mẫu phù hợp
với lịch sử của một số xã hội trong quá trình tan rã, và chúng ta sẽ điểm qua
một vài đại diện trong số chúng để làm minh họa.
Sự suy sụp của xã hội Hy Lạp cổ có thể được đánh dấu chính xác tại
thời điểm năm 431 trước CN; và chính quyền trung ương của nó được
Augustus thành lập đúng 400 năm sau, năm 31 trước CN. Liệu chúng ta có
thể nhận ra được một cặp vận động tập hợp và giải tán ở đâu đó trong
khoảng thời gian bốn thế kỷ này không? Chắc chắn là có. Một trong những
biểu hiện của nó là nguyên tắc hòa hợp xã hội được Timoleon thuyết giảng
ở Syracuse và Alexander Đại đế lặp lại ở một phạm vi rộng lớn hơn; cả hai
đều xảy ra trong nửa cuối thế kỷ thứ tư trước CN. Một biểu hiện khác là sự
hình thành khái niệm Thành phố quốc tế hoặc Thủ phủ thế giới, được
truyền bá bởi các triết gia Zeno, Epicurus và các môn đệ của họ. Triệu