chiến Nga-Thổ từ 1768-74; nhưng, mặc dù sự sụp đổ này đánh dấu giai
đoạn suy tàn quyết định của chế độ Ottoman, nhưng biên niên sử Ottoman
cũng giới thiệu chứng cứ rõ ràng của một vận động giải tán trước đó đã
được khôi phục bằng một vận động tập hợp. Vận động giải tán được phát
hiện qua tình trạng suy sụp của chế độ “gia nô của Padishah” sau cái chết
của Suleymān vĩ đại vào năm 1566 sau CN và dấu hiệu của vận động tập
hợp là thử nghiệm hợp tác với ra‘iyeh (đàn gia súc người) Cơ Đốc Chính
thống của các công dân Hồi giáo tự do – những người lúc này đã thâu tóm
quyền lực – mà không còn khăng khăng cho rằng ra‘iyeh sẽ trở thành
những kẻ phản bội nếu được chia sẻ quyền lực cai trị trong chính quyền.
Cuộc cách tân mang tính cách mạng này, vốn là công trình của các quan tể
tướng Košprušluš, đã đem lại cho Đế chế Ottoman một thời gian “xả hơi”
vẫn được người Osmanli tưởng nhớ một cách tiếc nuối và gọi là “thời kỳ
Uất kim hương” (Tulip Period).
Trong lịch sử tan rã của Xã hội Ấn giáo, nửa phách cuối cùng chưa
được định hình, do lần xuất hiện thứ nhì của chính quyền trung ương, tức là
chính quyền đô hộ thuộc Anh, vẫn chưa hoàn tất vai trò lịch sử của nó.
Nhưng trái lại, ba phách “giải tán và tập hợp” trước đó đều đã được chơi
trọn vẹn. Lần giải tán thứ ba được đại diện bởi một thế kỷ của chế độ cai trị
phong kiến kéo dài từ thời điểm sụp đổ chính quyền đô hộ Mughal và thời
điểm thành lập chính quyền đô hộ thuộc Anh. Vận động tập hợp trong
phách thứ hai cũng dễ xác định không kém với sự thành lập chế độ đô hộ
Mughal dưới triều Akbar (1566-1602 sau CN). Nhịp giải tán trước đó
không rõ ràng lắm, nhưng nếu chúng ta nhìn vào lịch sử thời kỳ rối ren của
nền văn minh Ấn giáo, vốn bắt đầu từ giai đoạn cuối thế kỷ 12 sau CN với
sự suy sụp do các cuộc chiến huynh đệ tương tàn giữa các chính quyền địa
phương gây ra, chúng ta sẽ thấy rằng giữa những cuộc đụng độ thảm khốc
của các đế vương Ấn Độ với những kẻ xâm lược Hồi giáo trong các thế kỷ
12 – 13, và những cuộc đụng độ với các quân đoàn Hồi giáo xâm lược về
sau, bao gồm cả tổ tiên của Akbar, trong các thế kỷ 15 – 16, là những dấu