hiệu của một sự bình phục tạm thời trong thế kỷ 14, được đánh dấu bởi các
vương triều Alā-ad-Dīn và Firūz.
Chúng ta có thể đưa tất cả các nền văn minh tan rã còn lại đi qua tiến
trình phân tích tương tự, và trong mọi trường hợp, chúng ta đều tìm được
chứng cứ thích đáng tái khẳng định quan điểm của mình. Trong một số
trường hợp, chúng ta thấy thiếu hẳn một “phách”, đơn giản là do nền văn
minh đang xét đã bị một trong các láng giềng của nó nuốt sống trước khi đủ
tuổi để “chết già”. Tuy nhiên, chúng ta đã bổ sung nhiều bằng chứng về
nhịp điệu của quá trình tan rã nhằm áp dụng mẫu nhịp điệu này vào lịch sử
của nền văn minh Tây phương với hy vọng nó sẽ soi rọi một chút ánh sáng
cho câu hỏi đã được chúng ta đặt ra rất nhiều lần nhưng chưa bao giờ có thể
trả lời một cách chính thức: đó là liệu nền văn minh của chúng ta đã trải
qua giai đoạn suy sụp hay chưa và, nếu đã, thì nó đang ở giai đoạn nào của
quá trình tan rã.
Một thực tế rõ ràng: chúng ta chưa trải qua sự thành lập chính quyền
trung ương, bất chấp hai nỗ lực ghê gớm của người Đức hòng áp đặt một
chính quyền như thế lên chúng ta trong nửa đầu của thế kỷ này (thế kỷ 20)
và một nỗ lực ghê gớm không kém của nước Pháp thời Napoleon một trăm
năm về trước. Một chân lý khác cũng rõ ràng không kém: trong xã hội
chúng ta đang tồn tại một nguyện vọng sâu sắc và chân thành, đó là nguyện
vọng thành lập, không phải một chính quyền trung ương, mà là một dạng
“trật tự thế giới”, có thể đại loại những lý thuyết hão huyền được các nhà
chính trị và triết gia Hy Lạp cổ thuyết giảng trong thời kỳ rối ren của xã hội
Hy Lạp, nhằm đảm bảo những “phúc lành” của một chính quyền trung
ương, đồng thời loại bỏ lời nguyền chết người của nó. Chính quyền trung
ương bị mắc lời nguyền bởi lẽ nó là kết quả cuối cùng của cuộc đấu tranh
sinh tử giữa các thế lực quân sự trong cùng một xã hội. Nó là một sản phẩm
của “con đường cứu rỗi bằng thanh gươm” mà chúng ta đã biết là chỉ đem
lại tai họa cho vị cứu tinh nào lựa chọn nó. Điều mà xã hội chúng ta đang
tìm kiếm là một sự đồng thuận tự nguyện của những người tự do nhằm duy
trì tính thống nhất, và nhằm thực hiện, không cưỡng bách, những sự điều