NGHIÊN CỨU VĂN BẢN TIỂU THUYẾT SỐ ĐỎ - Trang 139

Nhà mỹ thuật lại dặn:

− Cần hơn nữa là anh phải biết tên các đồ hàng, các mốt y phục để

cho khách vào hàng thì có thể chỉ bảo cho khách một cái gu!

(6)

− Bẩm cái gu

[b]

là cái gì ạ?

Nhà mỹ thuật đã ấp úng, phải vỗ vào trán mấy cái rồi mới nói:

− Nghĩa là... nghĩa là cái thích, cái sở thích, cái quan niệm về mỹ

thuật.

− Bẩm, tôi vẫn chưa hiểu.

− Anh không hiểu thì phải cố mà hiểu! Thế là thế này: Anh phải

thoáng trông thấy một bộ quần áo là nhớ ngay đến tên của nó, để mà có thể
tán cho khách nghe vui tai. Anh phải biết cái phận sự của một người văng-
đơ
,

[c]

nghĩa là người bán hàng, mỗi khi có một người bằng lòng may một bộ

y phục tân thời, thế là nước nhà lại có thêm một người tiến bộ.

(7)

− Bẩm, như thế thì ra tôi lại phải biết cả các mặt hàng tơ lụa hay là

bà này nên may mặc ra làm sao, cô kia nên may mặc ra làm sao?

(8)

Nhà mỹ thuật trợn mắt, so vai, trỏ mặt Xuân:

− Lạm quyền! Lạm quyền! Đấy là công việc của tay-ơ,

[d]

là của tôi!

là của một mình tôi! một mình tôi mà thôi! Đây này... anh ra đây.

Xuân bị lôi đến trước một chiếc ma-nơ-canh. Nhà mỹ thuật nói:

− Hở cánh tay và hở cổ là Dậy thì! Anh học thật to lên!

(9)

Xuân nhắc lại như một con vẹt học một bài học thuộc lòng:

(10)

− Hở cánh tay và hở cổ là Dậy thì! Hở cánh tay và hở cổ là Dậy thì!

Nhà mỹ thuật gật gù hài lòng và lôi Xuân ra một cái ma-nơ-canh

khác:

(11)

− Hở đến nách và hở nửa vú là Ngây thơ! Đọc cho quen mồm đi!

(12)

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.