− Không đắt đâu, dì ạ. Dì cứ nhớ lại những lúc các hội thể thao hết
diễn kịch lại quyên tiền mà có mấy cái sân quần cũng mãi chẳng xây xong...
Thế mà dì cho xây cái sân này chưa đến tám trăm, tưởng cũng là rẻ.
Cho rằng bà Phó Đoan làm việc ấy chỉ là vì lòng hâm mộ thể thao và
yêu chuộng cô cháu, nghĩa là vợ mình, ông Văn Minh thấy cái cần nói
những câu ân nghĩa để đối phó với một sự nhờ vả. Ông uốn lưỡi bảy lần
trong miệng rồi mới tán:
− Vả lại dẫu có đắt nữa thì cũng không nên phàn nàn.
(6)
Biết đâu
rằng sau khi nhà này có sân quần thì cuộc đời của dì lại không bắt đầu vào
một kỷ nguyên mới? Rồi nhà này sẽ biến thành một nơi tựa như một câu lạc
bộ, một chỗ họp mặt, một chỗ hẹn hò của những kẻ thượng lưu trí thức trong
nước để làm việc cho xã hội một ngày một tốt đẹp văn minh thêm lên!
(7)
Dì
làm những việc ấy không những có lợi cho thanh danh của dì, nhưng mà
cũng còn là săn sóc đến cái tương lai của em Phước nữa. Theo ý tôi thì trẻ
con thời buổi này cần được hưởng tất cả mọi sự giáo dục mới mẻ của văn
minh, được giáo huấn về xác thịt cũng như về tinh thần. Xưa kia các cụ chỉ
nghĩ đến khối óc mà thôi, đó là một sự sai lầm rất lợi hại.
(8)
Ông ta nói thế một cách liến thoắng trôi chảy như nước suối, sốt
sắng như những người không thành thực chút nào cả, đến nỗi bà Phó Đoan
nghe xong, tuy chẳng hiểu quái gì, nhưng cũng thấy êm tai, và nhất là sung
sướng, vì cả hai bên cùng làm khác với ý nghĩ mà lại có vẻ như hiểu rõ bụng
tử tế của nhau lắm. Việc xây sân quần mà lại để cho cả xã hội văn minh thì
bà có cần gì?
Ba người quay vào buồng khách, ai cũng hài lòng như ai.
Tự nhiên bà Phó Đoan hỏi:
− Này! Cái anh chàng Xuân xem chừng cũng được việc đấy chứ?
Cô cháu đáp:
− Hắn thông minh lắm! Mới vào làm việc có vài ngày mà khách
khứa xem ý ai cũng mến.
(9)