Nói xong, ông cháu rể ngồi xuống một cách nhũn nhặn ngầm như đa
số diễn giả khác để bà dì đứng lên đáp lời.
(11)
Bà Phó Ðoan cảm ơn diễn giả
và các cô, các bà, các ngài đã vui lòng đến chứng kiến bữa tiệc khánh thành
cái sân quần của bà mà bà ước rằng lúc nào cũng đông.
Mọi người lại vỗ tay...
Vì lần ấy là lần đầu ở vào một bữa tiệc có những nghi lễ như thế,
được hưởng những cái danh dự mà chính nó, nó cũng không biết, Xuân Tóc
Ðỏ tưởng mình không phải đáp lời gì ai nữa, cứ việc vỗ tay thật kêu. Rồi
uống luôn một hơi sâm-banh một cách tự nhiên nhất đời, không để ý rằng ai
cũng đương nhìn mình chòng chọc. Sau cùng nó khoanh tay ngồi im.
(12)
Thái độ tọa hưởng kỳ thành ấy làm cho một số ít người bất mãn. Bà
vợ ông Phán mọc sừng đứng lên nói một cách ranh mãnh.
− Bây giờ hình như đến lượt ông Xuân, nhà giáo sư quần vợt.
Ông Típ-Phờ-Nờ cũng được dịp trả cái thù riêng của ông bằng mấy
câu:
(13)
− Ðiều ấy tất nhiên! Khánh thành sân quần thì tất nhiên bao nhiêu
danh dự vào giáo sư quần vợt cả! Vậy thì xin ngài đừng nhũn nhặn quá mà
cứ cho chúng tôi được nghe qua một đôi câu văn rất văn hoa của ngài!
(14)
Ngồi ngay bên cạnh Xuân, Tuyết cũng vô tình thúc giục:
− Nói đi, anh đốc! Nói rất văn hoa vào cho thiên hạ họ biết tay!
Không biết thế nào là phải, như một cái máy có người vặn, Xuân Tóc
Ðỏ đành đứng lên, cốc rượu vẫn nâng trên tay... Nói? Thì nó vẫn nói to lắm,
nói dài lắm, mà lại không bao giờ sợ khản cổ, nhất là không bao giờ thẹn,
một điều kiện cốt yếu của những nhà hùng biện.
(15)
Nghiệm như xưa kia,
lúc bán phá xa,
[e]
làm lính cờ chạy hiệu rạp hát, làm nghề thổi loa cho ông
vua thuốc lậu Nam Kỳ,
(16)
nó đã quen cái mồm đàn áp, chinh phục, và làm
rung động công chúng hơn ai...