− Bẩm cụ vẫn mạnh khoẻ? Bẩm sau khi tôi chữa cho cụ thì cụ
không đau yếu gì nữa, không phải mời thầy chạy thuốc gì nữa đấy chứ?
Cụ già ngừng thìa, trọ trẹ đáp:
− Cảm ơn quan đốc lắm. Từ độ quan đốc chữa cho thì già vẫn khoẻ
mạnh, mà chưa biết lấy gì tạ ơn quan đốc đấy!
− Ðược ạ, có gì mà phải nhớ ơn!
Xuân vênh váo ra ngoài, hất hàm hỏi Văn Minh:
− Từ độ tôi không lại giúp được thì cửa hàng vẫn đông khách chứ?
(37)
Bà vợ Văn Minh đỡ lời:
− Vâng. Ấy có nhiều bà nhiều cô hỏi thăm quan anh luôn.
Vẫn vênh váo, Xuân đút tay vào túi quần, nói dỗi:
− Hỏi thì làm gì! Tôi thì danh giá quái gì! Hạ lưu! Ma-cà-bông!
Nhặt ban quần, không đứng đắn, chỉ đáng nhổ vào mặt!
Cụ bà lấm lét nhìn Xuân một cách rất đỗi sợ hãi, rồi đỡ đòn:
(38)
− Ấy chết! Ai lại dám nói thế! Sao quan đốc lại nói thế! Có điều gì
mà quan đốc có vẻ kém vui thế? Hay nhà này có ai sơ suất điều gì?
Thấy mẹ đấu dịu, Tuyết sung sướng, yên trí rằng người đã sêu tết cô
đã nói nhảm, Victor Ban đã vu oan. Cô thì thào với TYPN về chuyện ấy.
Xuân vẫn đi đi lại lại, hậm hực nói:
− Tôi chỉ muốn được có người nhổ vào mặt, tát vào mặt!
(39)
Lúc ấy hai vợ chồng Văn Minh đã lộn ruột lắm, đã muốn lột mặt nạ
của Xuân lắm. Nhưng có vợ ông TYPN đấy, thằng bồi tiêm đấy, làm tan
hoang thì hại danh dự một đời cô em.
(40)
Hai người nhìn nhau, khó chịu…
Còn về phần cụ bà thì, thấy dâu con như thế, cụ cũng đâm hoảng. Cái giận
dữ cứng cỏi của Xuân, cái ơn to cứu khỏi cụ tổ, việc Tuyết, con gái mình