Cụ bà hỏi lại cụ ông:
(19)
− Như thế thì ông thử đoán xem bụng dạ người ta nghĩ ra làm sao?
Cụ ông nhăn mặt lại, gắt:
− Khỉ lắm nữa! Mình đã tranh lấy mà đi, rồi lại về hỏi vặn người
nằm xó nhà!
(20)
Từ đấy trở đi, cụ ông cụ bà cãi cọ nhau theo lối những cặp vợ chồng
già cổ điển của những gia đình nền nếp… những gia đình có những cặp vợ
chồng không bao giờ ôn tồn được với nhau trong mười lăm phút trò chuyện,
bất cứ về vấn đề gì.
(21)
− Tôi ấy à! Tôi thì tôi cho người ta chưa dám tin đích xác là con
Tuyết đã hư hỏng.
(22)
− Thôi đi! Tôi thì tôi cho người ta đã muốn hối hôn rồi. Bà đừng
bênh con!
(23)
− Sao người ta còn định phúng viếng? Sao ông nói dốt thế?
− Ấy thế họ mới xỏ! Họ không hối hôn nhưng mà họ cứ để thế, để
cho không ma nào dám hỏi con Tuyết nữa, rồi con gái bà sẽ chết già!
(24)
− Chưa chắc! Dễ họ cũng phân vân như mình, vì đến chính ngay
mình, mình cũng không biết rõ con gái mình có hư hay là không!
(25)
Cho
nên khi tôi kêu rằng nên xin cưới chạy tang, đỡ tốn kém, khỏi phải chờ đợi
những ba năm, thì họ đáp rằng con giai họ cũng hãy còn ít tuổi, lại đương ăn
học, cũng chả vội gì mà phải cưới sớm, dù ba năm chứ đến năm năm thì đợi
cũng được.
(26)
− Thế bây giờ định thế nào? Như ý tôi thì hỏi ngay ông đốc Xuân
xem ông ta có ưng không thì bảo ông ta cưới chạy tang cho xong chuyện đi.
Cụ bà cắn môi nghĩ ngợi. Cụ còn nhớ rõ lúc Xuân nói “Tôi mà xấu
thì cũng chả ai đẹp được”, rồi sau khi ấy, bảo ngay vào mặt ông Phán con rể
cụ là mọc sừng cho con gái cụ phải ê chệ một phen.
(27)
Xuân nóng nảy như