thế thật đáng sợ, giá cụ trông thấy Xuân, cụ vẫn phải xấu hổ. Có một ông rể
quý như Xuân kể cũng danh giá thực, nhưng cũng đáng sợ lắm. Không biết
quyết đoán ra sao cả, cụ quay về bảo ông con giai:
− Con hư tại mẹ cháu hư tại bà, phương ngôn nói thế. Mày làm con
Tuyết phải hư hỏng, mày làm xấu mặt tao, bây giờ tao xin nhờ ở mày.
Cụ ông cũng gật gù mà rằng:
− Ừ! Thế thì toa nghĩ nên thế nào hở toa? Có con gái nhớn thì nguy
như chứa bom ở trong nhà, có phải thế không?
(28)
Toa nên nghĩ cách nào
tống khứ nốt con bé thì nhà này không lo điều gì nữa.
(29)
Văn Minh ôm đầu ngẫm nghĩ hồi lâu rồi đáp:
− Thế cũng không được. Người ta đương nghi nó phải lòng anh
Xuân, bây giờ mình lại cũng gả chạy tang cho anh Xuân, như thế có khác gì
thú nhận với người ta là con gái mình đã hư hỏng với Xuân? Chỉ còn cách là
mặc kệ đấy, cứ việc ma chay cho xong chuyện đi, rồi sau người ta xin cưới
thì mình gả, bằng không thì hãy gả cho anh Xuân cũng chưa muộn.
Bà mẹ hỏi ngay:
− Dễ thế cơ à? Sao hôm nọ, anh kêu chưa chắc người ta ưng thuận
con bé?
(30)
Văn Minh đành phải chống chế:
− Nếu tôi nói thì chắc người ta cũng bằng lòng...
Về phần cụ Hồng, rất thích chàng rể như ông đốc-tờ Xuân, thấy con
giai nói thế thì cũng bằng lòng vậy, mặc dầu giá xong việc ngay thì cụ sung
sướng hơn nữa.
(31)
Còn Văn Minh, trước tình hình nghiêm trọng ấy, đành
phải bóp trán nghĩ những cách nay mai gột rửa bằng xà-phòng thơm cho cái
quá khứ của Xuân Tóc Đỏ, để, nếu cần thì gả em cho một người như thế,
ông cũng không đến nỗi xấu mặt. Trước kia ông bực mình về nỗi thiên hạ cứ
nhầm mãi Xuân bao nhiêu, thì bây giờ ông lại mừng thầm cũng về một điều
ấy bấy nhiêu.
(32)
Cũng như một kẻ tân tiến khác, sau khi gây ra một việc