G: Xuân cúi đầu nhã nhặn:
− Chúng tôi rất được hân hạnh.
Thấy cơ nguy, người tình nhân doạ già:
(chương X)
Như đã nói, những dị bản nảy sinh do mỗi lần in, có thể là do ngẫu
nhiên, có thể là do cố ý. Một vài trường hợp xử lý của bản Văn học 1987
cho thấy hẳn phải do cố ý.
Chẳng hạn:
1/
A: Mải nghe quảng cáo của ông, ai cũng tưởng mình sắp chết, và mua thuốc, và
cảm ơn ông ở chỗ cứu nhân độ thế, thương yêu chủng tộc, thành thử ông được đủ
20 triệu đồng bào biết đến tên tuổi, thật chẳng kém gì cụ Phan Bội Châu vậy.
C, D, E, F: Mải nghe quảng cáo của ông, những người vô bệnh cũng tưởng mình
sắp chết, và mua thuốc, và cảm ơn ông ở chỗ ông cứu nhân độ thế, thương yêu
chủng tộc. Thành thử, ông được đủ 20 triệu đồng bào biết đến tên tuổi, thật
chẳng kém gì cụ Phan Bội Châu vậy.
G: Mải nghe quảng cáo của ông, những người vô bệnh cũng tưởng mình sắp
chết, và mua thuốc, và cảm ơn ông ở chỗ ông cứu nhân độ thế, thương yêu chủng
tộc. Thành thử, ông được đủ 20 triệu đồng bào biết đến tên tuổi…
(chương IX)
Ở chỗ này thấy khá rõ là nhà Văn học 1987 chẳng những chỉ “biên
tập” mà còn kiểm duyệt tác giả tiểu thuyết Số đỏ ! Cái ý bảo Victor Ban
(nhân vật hư cấu) nổi tiếng chẳng kém Phan Bội Châu (nhân vật lịch sử),
trong mạch văn hài hước châm biếm của tác phẩm, đã từng “sống sót” qua
kiểm duyệt 1952 bởi các viên chức phủ Thủ hiến Bắc Việt ở Hà Nội, rồi