Giác ngộ có nghĩa là sự từ bỏ thể trạng cảnh sát của quan kiến nghiệp báo
và trách nhiệm kiêu ngạo của cá nhân. Nghiệp báo là tổng số nhận thức của
chúng ta trong tất cả sự phức tạp khổ đau hành hạ của nó. ‘Luật nghiệp
báo’ là khác biệt với luật lệ cưỡng bức của xã hội bên ngoài – bởi vì ‘luật
nghiệp báo’ là hậu quả một cách trực tiếp và tự thực hiện đầy đủ. Chúng ta
nhận thức thế giới trong một cách nào đấy – và phản ứng đến nó theo thể
thức nhận định đấy. Đó là ý nghĩa muốn nói bằng nghiệp báo.
Không có sự bất công trong loại ‘luật lệ’ này tách khỏi sự bất công đến sự
giác ngộ được gây ra bởi mô thức nghiệp báo.
Không có ai khác chịu trách nhiệm cho việc chúng ta nhận thức thế giới
như thế nào. Chúng ta chấp nhận và phủ nhận những ảnh hưởng của xã hội
cùng những ảnh hưởng của cha mẹ và bè bạn của chúng ta trong dạng thức
của chính chúng ta. Chúng ta thêu dệt nhận thức của chính chúng ta, và
ngoại trừ chúng ta dừng lại tiến trình và sự xây dựng nhận thức của chúng
ta, không thì chúng ta sẽ chỉ tiếp tục bị trấn áp bởi chính thể chuyên chế cá
nhân [nghiệp báo] của chúng ta.
Những sự đáp ứng mà chúng ta thực hiện đến môi trường sẽ vẫn hiện hữu
giống như thế và chúng ta sẽ lôi cuốn, thu hút những loại hoàn cảnh mà
chúng sẽ tương ứng với nhận thức của chúng ta.
Nếu chúng ta cảm thấy kiệt lực, chúng ta trãi nghiệm những đối tượng của
nhận thức của chúng ta như sự xác thực việc làm cho kiệt sức của chúng ta.
Chúng ta có khuynh hướng muốn những khía cạnh của đời sống cho chúng
ta chỉ những gì chúng ta muốn thấy. Chúng ta tu bổ lại chính mình một
cách liên tục. Chúng ta cố gắng thu góp những kinh nghiệm thỏa lòng –
nhưng điều này chỉ đơn thuần là một cách nhấn mạnh nổi bật khác của việc
làm kiệt lực của chúng ta qua mâu thuẩn. Qua sự mâu thuẩn như vậy –
chúng ta nghiền vắt cuộc đời từ những kinh nghiệm vui thích của chúng ta.