Ngày ba tháng tám, mười ngày trước sinh nhật mười chín tuổi của tôi,
Tiêu Kỳ đại phá Lâm Lương quan.
Kiển Trữ Vương thân chịu bảy vết trọng thương, liều mình chiến đấu,
kiệt sức mà chết.
Tử Luật và tàn quân của Thừa Huệ Vương, chưa đầy năm vạn người bỏ
chạy dọc theo ven sông, xuôi nam tìm Kiến Chương Vương nương tựa.
Tiêu Kỳ khâm liệm thi thể Kiển Trữ Vương, lệnh cho các tướng lĩnh
khiêng linh cữu, ba quân khóc tang.
Vị thân vương trung dũng này đã lấy tính mạng của mình để bảo vệ chút
tôn nghiêm cuối cùng của Hoàng tộc.
Tiêu Kỳ nói, có thể có được sự tôn kính của kẻ thù chính là vinh quang
lớn nhất của người ra trận.
Tôi không hiểu được sự vinh quang ấy, nhưng tôi hiểu được, có thể kính
trọng tướng quân của kẻ địch thì tất sẽ có được sự kính trọng của thiên hạ.
Ngày hôm sau, đại quân tiến bước thần tốc, đóng quân bên ngoài kinh
thành bốn mươi dặm.
Cô cô truyền chỉ tới, lệnh cho Tiêu Kỳ lui quân về sau ba trăm dặm,
không được mang theo binh mã vào triều bái kiến.
Tiêu Kỳ lấy cớ ‘hậu cung không được tham chính, ý chỉ không thuận
lòng quân’, kháng chỉ.
Sau hai ngày căng thẳng, rốt cuộc phụ thân cũng ra mặt hòa giải, thuyết
phục cô cô cúi đầu thỏa hiệp với Tiêu Kỳ.
Đầu tháng tám, con đường dài bốn mươi dặm từ Triêu Dương môn tới
đại doanh quân Dự Chương Vương được rửa sạch, mặt đất đầy cát vàng;