II
Theo các nhà nghiên cứu, Nghìn lẻ một đêm - ít ra là bản lưu truyền đến
với chúng ta ngày nay – được định hình hẳn vào khoảng cuối thế kỷ 15 ở Ai
Cập. Thời kỳ này cả nước Ai Cập đã hoàn toàn theo đạo Hồi. Thật ra, sự
xuất hiện của nó còn ngược lên đến thời xa xưa, bắt nguồn từ những chuyện
Ba Tư rất cổ và đã trải qua một thời kỳ tồn tại lâu dài trước khi được viết ra
thành văn.
Ở đâu cũng vậy, các chuyện kể dân gian không bao giờ là công trình sáng
tạo của một người và có hình dạng hoàn chỉnh ngay từ đầu hay trong một
thời gian ngắn. Thông thường xoay quanh một chủ đề cơ bản, được quần
chúng tham gia, thời gian nhào nặn, tình tiết của câu chuyện phong phú dần
lên, có khi biến dạng đi, và tất nhiên sẽ thay đổi ít nhiều tùy theo địa điểm và
thời gian, bố cục ngày càng chặt chẽ. Cho đến một lúc nào đấy, nó được
những tài năng kiệt xuất chỉnh lý, định hình lần cuối rồi được nhân dân chấp
nhận coi như dạng bản cuối cùng. Các truyện kể được tập hợp trong công
trình đồ sộ với cái tên phổ cập toàn thế giới Nghìn lẻ một đêm có lẽ bắt
nguồn từ truyền thống các truyện dân gian xuất xứ ở phương Đông – đế quốc
của các hoàng đế A Rập. Xoay quanh những truyện này, một số truyện khác
cổ hơn, có nguồn gốc Ấn Độ, Ba Tư hoặc Ấn – Âu được bổ sung vào. Một
loại nữa là những câu chuyện lưu truyền, phản ánh sinh động xã hội Hồi giáo
buổi sơ khai của thời trung cổ, tức là thời đại các hoàng đế Abáxít
một phần quan trọng dành nói về những chuyện phiêu lưu trên biển cả của
những thương nhân đầu tiên bắt đầu mở rộng buôn bán với nước ngoài bằng
đường biển. Tất nhiên có nhiều truyện nội dung vay mượn từ kho tàng cổ
tích các dân tộc khác. Đây là một hiện tượng thường thấy, nó cắt nghĩa vì
sao nhiều truyện cổ của người Ấn Độ, của Tây Âu chẳng hạn có những điểm
chung giống những truyện cổ ở Trung Quốc, ở Nam Á. “Vay mượn không
phải bao giờ cũng là xuyên tạc, đôi khi việc vay mượn bổ sung cho truyện và
làm cho nó đã hay càng hay hơn.”
Những người kể chuyện rong mang những chuyện đó đi kể khắp nơi.
Trong quá trình ấy họ gọt đẽo cách diễn tả cho thích hợp và hấp dẫn người
nghe. Người ta cho rằng chính những người Ai Cập kể chuyện rong thế kỷ
12 và 13 đã làm cho các truyện trong Nghìn lẻ một đêm thêm phong phú về
nội dung, linh hoạt về hình thức và sáng sủa về từ ngữ. Ngôn ngữ dùng trong
tập truyện này gắn với tiếng nói của các tầng lớp bình dân A Rập hơn là
ngôn ngữ kinh viện thời bấy giờ.
Cũng có thể Nghìn lẻ một đêm thành hình – với tư cách là một tác phẩm
hoàn chỉnh – còn sớm hơn nữa. Theo R. Nicônxơn trong Lịch sử văn học A
Rập, năm 956 một học giả A Rập tên là Masadi đã nhắc tới một cuốn sách