NGHÌN LẺ MỘT ĐÊM - Trang 13

công nghiệp giấy chưa phát triển, tỉ lệ người biết đọc và biết viết cũng chưa
cao, thành công ấy vượt quá mức tưởng tượng và sự mong ước của mọi
người. Từ bản của AntoineGalland, Nghìn lẻ một đêm được dịch ra nhiều
thứ tiếng và xuất bản ở nhiều nước châu Âu: Anh, Hà Lan, Đức, Italia, Tây
Ban Nha và một số nước tại các châu lục khác.

Chừng hai thế kỷ sau Antoine Galland, một bản dịch tiếng Pháp khác của

Nghìn lẻ một đêm ra đời. Dịch giả là tiến sĩ J. J. C. Mardrus. Thật ra đây là
một bản dịch theo quan niệm và phong cách hoàn toàn khác: Mardrus không
bỏ sót một chi tiết nào, kể cả những đoạn rườm rà đậm màu dâm tục và tất cả
những thơ rải rác trong các truyện. Người ta đã bàn cãi khá nhiều về hai bản
dịch đó. Các nhà nghiên cứu văn học đều nhất trí đánh giá cao bản dịch của
Antoine Galland. Người dịch đã cố tình tước bớt, để tránh cho những người
đọc đỡ ngượng ngùng, một số chi tiết tả tỉ mỉ những cảnh sinh hoạt mà cho
dù có in ra “cũng không cho biết thêm một điều gì mới mẻ về phong tục
những người theo đạo Hồi” bởi vì những cảnh ấy “diễn tả con người đang
sống theo những giây phút bản năng thấp hèn nhất mà bất cứ người sống ở vĩ
tuyến nào cũng đều có” như lời nhận xét của E.BIochet trong tạp chí Bách
khoa
(Pháp) số tháng Giêng năm 1900. Tạp chí này nhận xét: “Bản dịch của
Antoine Galland cho chúng ta một ý niệm rất trung thành về tính cách và lời
văn của bộ Nghìn lẻ một đêm cũng như về sinh hoạt của người A Rập.”

Charles Nodier một nhà văn Pháp cũng chuyên viết truyện cổ tích đầu thế

kỷ 19 đã đánh giá bản dịch của Antoine Galland như sau: “Bản dịch của
AntoineGalland là một tác phẩm có thể coi là kinh điển trong thể loại văn
học này, và nếu nó có phải chịu vài điều chê trách của những nhà Đông
phương học nào đó mê tín sự trung thành với các nguyên tác, ấy là vì những
vị này coi trọng lợi ích ngành học thuật chuộng màu sắc xa lạ của họ hơn là
tinh thần của ngôn ngữ và những yêu cầu của nền văn học dân tộc chúng
ta… Chúng tôi quả quyết rằng lẽ ra người ta phải thông cảm hơn với trí
thông minh và sự tinh tế của Antoine Galland đã gạt bỏ ra khỏi các truyện
xinh xắn ấy những hình tượng chói chang, nhiều chi tiết nhạt nhẽo, những sự
trùng lặp vô bổ chỉ có thể làm giảm sút hứng thú trong một ngôn ngữ bóng
bẩy nhưng chính xác, bất kỳ ở đâu cũng muốn kết hợp tính gợi cảm và tính
chuẩn xác (là tiếng Pháp).”

Nhà văn Gaston Picard gần đây khi soát lại bản dịch của Galland để cho in

lại (bản in năm 1962) sau khi trích dẫn ý kiến của tạp chí Bách khoa đã hóm
hỉnh nhận xét thêm: Antoine Galland ý tứ hơn nhiều so với tiểu thư
Sêhêrazát, người mới hôm qua đây còn là một trinh nữ. Ông sợ làm chối tai
bạn đọc tuy không còn là thơ dại như Đináczát song cũng không có đôi tai
ưa nghe những chuyện sỗ sàng như đôi tai bạo chúa Saria. Khác với
Mardrus, AntoineGalland không quan tâm dịch các vần thơ. Có lẽ ông không

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.