cổ của người Ba Tư nhan đề “Một nghìn truyện, thường được gọi là Nghìn lẻ
một một đêm, đó là chuyện một quốc vương và tể tướng cùng với tiểu thư và
người hầu gái là nàng Sêhêrazát và Đináczát”
Năm 988, Mohammed Ishaq, tác giả một tập thư mục những tác phẩm văn
học A Rập và nước ngoài, nói đến việc người A Rập soạn lại tập truyện cổ
Ba Tư đó. Ông viết: “Tác giả tập Truyện các tể tướng là Abđul AI Jahshiyari
bắt tay soạn một cuốn sách trong đó ông chọn một nghìn truyện của người A
Rập, người Ba Tư, người Hy Lạp và nhiều dân tộc khác, các truyện đểu
riêng biệt, không có quan hệ gì với nhau. Ông tập hợp một số người làm
nghề kể lại, mời họ kể cho nghe rồi chọn những truyện hay nhất, những ngụ
ngôn, cổ tích mà ông thích nhất. Là một người có tài, ông đúc những câu
chuyện ấy lại thành bốn trăm tám mươi đêm, mỗi đêm là một truyện trọn vẹn
dài trên dưới năm chục trang. Nhưng ông chết bất ngờ trước khi hoàn thành
một nghìn truyện như dự định.”
Nghìn lẻ một đêm
như ta đã biết hiện nay, lần đầu tiên được giới thiệu
với châu Âu rồi từ đó phổ cập rộng khắp hầu như toàn thế giới là nhờ công
lao của một học giả người Pháp Antoine Galland mà bản dịch từ khi ra đời
cách đây gần ba thế kỷ đã mau chóng trở thành kinh điển.
Antoine Galland sinh năm 1646 tại một thị trấn nhỏ ở tỉnh Picácđi, miền
Bắc nước Pháp. Ông mồ côi cha từ sớm. Bà mẹ phải làm lụng vất vả cho con
ăn học. Mười bốn tuổi đã phải đi làm; một năm sau tìm đến Paris tiếp tục
trau dổi kiến thức. Sau đó, giúp việc cho sứ thần Pháp ở Côngxtăngtinôp
(nay là Xtămbun, thuộc Thổ Nhĩ Kỳ) nhờ vậy ông có điều kiện đi lại nhiều
nước Tây Á. Trở về Paris, một hôm tình cờ đọc được một bản chép tay bảy
truyện cổ A Rập, ông có ý định dịch và cho xuất bản. Sách sắp đưa in thì
dịch giả được biết những truyện này thực ra rút từ “một pho đồ sộ gồm nhiều
truyện tương tự chia thành nhiều tập để là Nghìn lẻ một đêm.
Ông nhờ người tìm kiếm hộ, từ Xỵri người ta chỉ gửi đến cho ông có bốn
tập. Ông dịch ngay tập đầu tiên và cho xuất bản năm 1704.
mọn” như lời ông viết trong thư gửi tặng hầu tước phu nhân 0” lập tức được
hoan nghênh nhiệt liệt. Thành công hết sức to lớn. Cùng với hầu tước phu
nhân O, cả triều đình, nghị viện từ giai cấp tư sản cho đến các tầng lớp
nghèo hèn, tóm lại là tất cả những ai biết đọc biết viết ở Pháp đều đổ xô vào
tranh nhau tập sách.
Trong bốn năm, từ 1704 đến 1708, mười hai tập lần lượt ra đời. Năm 1709
Antoine Galland được một người bạn A Rập đến Paris trao thêm cho một số
truyện nữa, ông lại dịch và cho in tiếp. Từ 1704 đến 1782, trong vòng bảy
mươi tám năm, bản dịch của A. Galland được in lại hơn bảy mươi lần. Trong
những điều kiện của thời bấy giờ, với phương tiện và kỹ thuật ấn loát thô sơ,