và triết gia đi tiên phong Thế kỷ ánh sáng: Voltaire (1694-1778), người mà
người ta đồn có lần cho rằng trong số các tác gia lỗi lạc cùng thời với ông
như Jean Jacques Rousseau, Diderot, Montesquieu, Bernadin ~ dễ Sang
Pierre... chỉ mỗi một Lesage có thể sánh ngang văn tài của mình, đã đánh
giá cao bộ Nghìn lẻ một ngày. Voltaire viết trong bộ Thời đại vua Louis XIV
của ông như sau: lui Người ta đọc được của F. Pétis de la Croix Chuyện
Thành Cát Tư Hãn và Chuyện Tamerlan(tức Timour-i Lang) dựa theo các
tác gia cổ người A Rập, cùng nhiều tác phẩm có ích khác; tuy nhiên bản
dịch bộ Nghìn lẻ một ngày của ông là cuốn sách có nhiều người đọc hơn
cả..." Tại một bài khác, Voltaire lại viết: "Nghìn lẻ Một đêm hay Nghìn lẻ
Một ngày đều giống như nhau thôi, đều cùng là Nghìn lẻ Một"- ý nhà văn
muốn nói cả hai tác phẩm cùng hấp dẫn, phong phú tuyệt vời không mấy
khác nhau.
Tu sĩ J. P.Nicéron (1685-1738), một tác gia chuyên về tiểu sứ các nhà văn
Pháp thế kỷ 18 bình: "Các truyện trong Nghìn lẻ một đêm do A. Galland
dịch thường có nhược điểm là không mấy giống thực tế. Các truyện trong
Nghìn lẻ một ngày, do F. P. De la Croix dịch một phần từ tiếng Ba Tư tài
tình hơn nhiều và gần thực tại hơn nhiều, tuy không phải sự thần kỳ không
ngư trị trong nhiều truyện, đúng như sở thích của những người phương
Đông". R. F. Burton (1821-1890) là dịch giả thành công nhất rong số người
dịch bộ Nghìn lẻ một đêm của A. GallanD ra tiếng Anh, khẳng định: Nghìn
lẻ một ngày trên thực tế là một sáng tác. Trong phần lớn trường hợp, nhiều
truyện kể trong bộ ấy là những sáng tác tài tình bắt nguồn từ chỗ vay mượn
(các truyện dân gian) rồi diễn tả lại một cách rất tự do".