François Pétis De La Croix
Nghìn lẻ một ngày
Dịch giả: Phan Quang
Lời giới thiệu (B)
MỘT VỤ ÁN VĂN CHƯƠNG
Hai bộ truyện sinh đôi ấy, đúng như lời mở đầu câu chuyện nổi tiếng An Ba
ba và bốn mươi tên cướp viết, "những tưởng số phận hai người rồi cũng sẽ
giống nhau, ai ngờ sự tình xui nên khác". Sau gần hai thế kỷ lừng lẫy
không mấy kém người anh, bộ Nghìn lẻ một ngày bị thất sủng trước bạn
đọc. Phải chờ cả trăm năm, đến cuối thế kỷ 20, công bằng mới tái lập,
Nghìn lẻ một ngày mới có dịp tái xuất giang hồ.
Trong Lời giới thiệu do chính F.P. De La Croix viết năm 1710 và in ở đầu
tập I, ông khẳng định bộ sách của mình được dịch từ tác phẩm của tu sĩ
Mocies mà ông có dịp giao du năm 1675 khi đang làm việc ở thành phố
Ispahan (Ba Tư). Tác phẩm ấy được tu sĩ Mocles dịch từ một bản tiếng Thổ
Nhĩ Kỳ, nhan đề Al-farage badal-shidda,có nghĩa Niềm vui sau nỗi buồn,
mà "Thư viện Hoàng gia của ta (Pháp) cũng có lưu trữ một bản". Tại Lời
thưa trước I in đầu tập II và Lời thưa trước II, De La Croix hai lần khẳng
định điều ấy Vấn đề đặt ra đối với người đời sau là có tu sĩ Mocles- tác gia
thật hay không (mặc dù tên ông ấy đã được đưa vào bộ Từ điển thư mục thế
giới, cổ đại và hiện đại của Michaud /1811-1828), và có thật nguyên bản
Niềm vui sau nỗi buồn lưu trữ ở Thư viện Hoàng gia (Paris) hay không.
Ngay từ cuối thế kỷ 18, đã có ý kiến nghi ngờ lời giới thiệu của De La
Croix. Trong một chuyến sang Pháp, nhà Đông phương học người áo là J.
de Hammer (1774-1856) thân hành đến Thư viện hoàng gia đào bới. ông
tuyệt nhiên không nhìn thấy nguyên bản Niềm vui sau nỗi buồn của tu sĩ
Mocles. ông đi tới kết luận Lời nói đầu của De La Croix cũng là một
"truyện kể". Theo chân ông, nhà Đông phương học người Pháp A.
Loiseleur Deslongchamps (1805-1840) cũng cho đấy một khuyên ngụ
ngôn. Người ta còn nhấn mạnh, trong các cuốn sách ghi chép về những
chuyến đi của ông sang các nước Trung á, tuy De La Croix có thuật lại khá