bốn mươi truyện kể, dịch từ tiếng Ba Tư sang. Những bản viết tay ấy, vào
cuối thế kỷ XVII có ở Thư viện Hoàng gia Pháp, và De La Croix có thể tìm
đọc bộ sách ở đấy.
Ngày nay, sau tròn ba thế kỷ, có lẽ đến lúc có thể quả quyết như Phút
Sebag: "Bộ sách Nghìn lẻ một ngày là một công trình hoàn hảo nhất của
nghệ thuật kể chuyện theo phong cách thế kỷ 18... Độc giả nào chưa đọc bộ
sách ấy, chưa thể nói mình đã thông hiểu mọi tuyệt tác của nền văn học
nước nhà". Gần đây, trên nguyệt san Thế giới ngoại giao số ra tháng 10-
2003 vừa qua, nhà phê bình văn học Pierre Lepape viết: “phải chăng thời
điểm của Nghìn lẻ một ngày cuối cùng đã trở lại? Có phải cuối cùng người
ta thôi không coi F.P. De La Croix như một người làm đồ giả về tác phẩm
hư cấu nữa, mà đánh giá ông thật sự là một nhà bác học dành thời giờ sáng
tác trong những giờ thư giãn? Bộ sách ấy xứng đáng giành lại chỗ nó đã có
đúng như vào thời cuối triều đại vua Louis XIV, sát cánh bên bộ Nghìn lẻ
một đêm của A. Galland. ông này so với De La Croix có thể là nhà phiên
dịch trung thành hơn, song lại là nhà văn không được trau chuốt bằng".
Về dung lượng, bộ Nghìn lẻ một ngày dài chỉ bằng một nửa người anh sinh
đôi của nó: Nghìn lẻ một đêm. Có phải nguồn truyện cổ Ba Tư và Thổ Nhĩ
Kỳ không phong phú bằng nguồn truyện cổ A Rập? Hay nhà Đông phương
học của chúng ta cạn tư liệu? Các nhà nghiên cứu về F.P. De Lacroix vừa
phát hiện thêm một chi tiết thú vị. Tại Lời thưa trước I, tác giả cho biết
"mặc dù bận trăm công nghìn việc khác, người dịch vẫn tiếp tục công việc
của mình vào những giờ phút rỗi rãi, và hy vọng sẽ cung cấp cho người đọc
mỗi tháng một tập Nghìn lẻ một ngàyHoá ra, ngoài hiệu ứng của thành công
vang dội của bộ Nghìn lẻ một đêm, còn có một động lực cá nhân khác nữa
thôi thúc Delacroix cố dành những giờ phút rỗi rãi để làm bộ sách, là nhằm
mua vui cho một "người đọc" hào hoa: nàng Marie- Adélaide de Savoie(*),
quận chúa xứ Bourgogne. Vẫn nhà nghiên cứu Phút Sebag cung cấp cho
chúng ta tư liệu mới. ông viết trong phần Cuộc đời và tác phẩm của F.P.De
La Croix: 1710-1712. Xuất bán bộ Nghìn lẻ một ngày, truyện kể Ba Tư do
F.P. De La Croix dịch ra tiếng Pháp, Paris 1710- 1712, năm tập. Căn cứ và
một tư liệu chúng tôi vừa phát hiện, hoá ra De la Croix biên soạn bộ sách