François Pétis De La Croix
Nghìn lẻ một ngày
Dịch giả: Phan Quang
Lời giới thiệu (C)
NHÀ ĐÔNG PHƯƠNG HỌC LỖI LẠC
François Pétis De La Croix là người cùng thời với Antoine Galland, kém
ông này bảy tuổi nhưng lại ra đi trước hai năm, người ta bảo do kiệt sức vì
làm việc quá nhiều. Khi ông mất, Antoine Galland ghi vào Nhật ký của
mình: “sáng nay (ngày 9-12-1713), đọc báo La Gazette, tôi mới hay tin ông
François Pétis De La Croix, thư ký- phiên dịch của Nhà Vua về ba thứ tiếng
phương Đông: A Rập, Ba Tư và Thổ Nhĩ Kỳ, giáo sư Đại học Hoàng gia
môn ngôn ngữ A Rập, đồng nghiệp của tôi, đã qua đời ngày 4 tháng này,
thọ sáu mươi tuổi. Cho đến nay, chưa có một người châu âu nào nắm vững
cả ba ngôn ngữ ấy hoàn hảo như ông, không chỉ trong việc dịch xuôi hay
nói chuyện mà cả trong sáng tác. Ngoài ba thứ tiếng ấy, gần đây do nhu cầu
của Triều đình có một số văn bản tiếng Armêni cần dịch (ra tiếng Pháp),
ông còn học và thông thạo thêm tiếng Armêni. ông để lại nhiều tác phẩm
dịch từ tiếng A Rập và tiếng Ba Tư, đặc biệt cuốn Cuộc đời Tamerlan,
nguyên tác tiếng Ba Tư của Sherfeddin, mà ông vừa chỉnh lý lại để De La
Croix là một trong những người châu âu đi tiên phong trong môn Đông
phương học. ông sinh năm 1653, con trai một viên chức làm thư ký và
phiên dịch cho nhà vua về các ngôn ngừ Thổ Nhĩ Kỳ và A Rập. Ngay từ
nhỏ, cậu Francois đã được quan tâm đào tạo nhằm nối nghiệp cha sau này.
Cậu không chỉ học các ngôn ngữ phương Đông, mà còn tỏ ra xuất sắc các
môn toán, thiên văn, địa lý, hội họa và âm nhạc. Chưa đến mười bảy tuổi,
ông đã được Colbert hồi bấy giờ là thủ tướng của vua Louis XIV (còn được
người đương thời tôn vinh là ông vua toả sáng như Mặt trời) gửi sang
Trung Đông để bồ túc về ngôn ngữ, văn học, nghiên cứu phong tục tập
quán cũng như các môn khoa học, nghệ thuật và tôn giáo các dân tộc
phương Đông.
Trong suốt mười năm, từ 1670 đến 1680, chàng thanh niên chu du qua các