NGHÌN LẺ MỘT NGÀY - Trang 17

nước Xyri, Ba Tư, Thổ Nhĩ Kỳ, lưu trú một thời gian dài tại các thành phố
Alep, Ispahan và Constantinop (nay là Istanbun) để học thêm ngôn ngữ văn
học cũng như khẩu ngữ của người A Rập, người Ba Tư và người Thổ Nhĩ
Kỳ. Thời gian lưu học ở Alep, mặc dù chưa đến hai mươi tuổi ông đã viết
trực tiếp bằng tiếng A Rập một cuốn sách về tiểu sử vua Louis XIV và
chiến dịch đánh Hà Lan do nhà vua ấy tiến hành. Khi nước Pháp lần đầu
thiết lập quan hệ ngoại giao với đế quốc ôtôman và cử đại sứ đặc mệnh
toàn quyền đến Thổ Nhĩ Kỳ, De La Croix làm trợ lý cho hai đại sứ liên
tiếp.
Đọc các nhật ký và ghi chép ông để lại, người ta thấy ông đã đặt chân đến
nhiều thành phố và vùng nông thôn sau này sẽ được nhà văn miêu tả khá
chân thực sinh hoạt của người dân trong bộ Nghìn lẻ một ngày. Có thể kể:
Alep, Batđa, Điabêkia, Mu xen (hoặc Mu xun), Ispahan, Constantinop,
Smiêc, Livuanơ, rồi thời gian sau Maroc, Algiê, Cai ro... Là người ham mê
sưu tầm sách cổ Đông phương, ông mang về làm giàu cho Thư viện Hoàng
gia Pháp rất nhiều bản sách in và sách chép tay bằng tiếng A Rập, Ba Tư
hoặc Thổ Nhĩ Kỳ.
Sau đây là một đoạn nhật ký của chàng trai hiếu học về cuộc gặp gỡ tu sĩ
Mocles ở Ispahan- Mocles là người gần bốn mươi năm sau được ông giới
thiệu với độc giả Pháp là tác giả bộ Nghìn lẻ một ngày bằng tiếng Ba Tư:
"Thời gian này tôi còn phải học thêm một cuốn sách rất khó về thần học
nhan đề là Mesnevigồm ít nhất chín vạn câu văn vần. Tôi muốn tìm một
người thuộc lòng bộ sách ấy để học, nhưng vì thiếu tiền không thể tìm ra,
đành phải xin gặp vị Tu sĩ Bề trên dòng tu Mewlevis. Nhờ một người bạn
giới thiệu, tôi được gặp vị tu sĩ ấy. Tôi vừa ngỏ lời chúc tụng xong, ông đã
đồng ý cho phép tôi trong khoảng thời gian . năm, sáu tháng tới, được
nhiều lần gặp ông để ông dạy bảo cho. Tôi học thành công cuốn sách ấy. Vị
tu sĩ ấy đâu phải là người sẽ đồng ý nhận tiền công, tôi tặng ông ba cái âu
sứ lớn, và được ông vui lòng nhận cho. Tên ông là tu sĩ Mocles. Thời gian
này ông đang cùng mười hai môn đệ chuẩn bị sáng lập một giáo phái
mới..."
Cuối năm 1680, trớ về Paris, De La Croix được cứ vào chức vụ làm thư ký

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.