chi tiết việc gặp tu sĩ Mocles tại thành phố Ispahan năm 1675, và sau đấy
giữa hai người có mối quan hệ thầy trò, song tuyệt nhiên trong nhật ký ông
không đả động đến bộ sách Hezaryec (Nghìn lẻ một ngày) mà ông nói
"được tu sĩ cho phép sao giờ một bảng". Rõ ràng người làm nên bộ truyện
Nghìn lẻ một ngày không phải tu sĩ Ba Tư Mocles mà chính là nhà Đông
phương học người Pháp F. P. De Lacroix.
Câu chuyện trở thành một vụ án văn chương. F.P. De La Croix bị các nhà
nghiên cứu văn học cổ đại phê phán nặng nề về sự không trung thực. Lý
do? Chắc hẳn, như lời nhà nghiên cứu J.A.S. Collin dễ Plancy nói trong lời
nói đầu bộ Nghìn lẻ một ngày tái bản năm 1826 , "De La Croix sợ nếu nói
thật mình là tác giả, có thể ảnh hưởng đến thành công của các truyện kể
trước bạn đọc, vì người Pháp xưa nay vẫn chuộng các bản dịch từ tiếng
nước ngoài hơn các kiệt tác của nước mình".
Tuy nhiên, ngay thời bấy giờ, đã có không ít người lên tiếng bênh vực De
La Croix, khẳng định giá trị độc đáo của bộ Nghìn lẻ một ngày. Nhà văn La
Harpe, trong cuốn Giáo trình văn học cổ đại và hiện đại (xin lưu ý: Giáo
trình) đánh giá đúng mực: Các truyện kể Ba Tư trong Nghìn lẻ một ngày có
cơ sở vững chãi hơn các truyện trong Nghìn lẻ một đêm. Chủ đề chính là
thuyết phục một nàng công chúa từ chỗ nặng định kiến về đàn ông, đi đến
tin rằng trong giới mày râu chàng thiếu gì người yêu chung thủy (...) Chúng
ta cùng biết ơn Antoine Galland và Pétis De La Croix- biết ơn thật sự hai
ông đã có công giới thiệu với chúng ta các truyện kể A Rập và truyện kể Ba
Tư. Antoine Galland viết văn cẩu thả, Pétis De La Croix viết chuẩn mực
hơn, văn cả hai ông đều rất tự nhiên". Nhà nghiên cứu Collin dễ Plancy còn
dứt khoát hơn: "Dù thế nào, nếu lòng biết ơn của chúng ta đối với Pétis De
La Croix với tư cách nhà dịch thuật có kém đi (sau khi phát hiện đấy không
phải là một bộ truyện dịch), thì chúng ta càng biết ơn ông nhiều hơn với tư
cách nhà sáng tác. Quang vinh của ông vì vậy chúng giảm chút nào".
Ngày nay, sau bao công trình nghiên cứu, nhà Đông phương học Phí Sebag
đã có đủ cơ sở để khẳng định: phần lớn các truyện kể trong bộ Nghìn lẻ một
ngày dựa vào bản cuốn sách viết tay bằng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ nhan đề Al-
Farage bao al-shidda có nghĩa Niềm vui sau nỗi buồn.. Đây là một tập gồm