phố, ta chịu trách nhiệm phái một tốp lính thật đông đảo canh chừng và
trình cho ta biết ngay mọi động tĩnh.
Vậy là chàng Culup và nàng Đilara được tự do rời ngôi nhà thương gia
Muzaphe. Ngay trong ngày hôm ấy họ ra đi, đến trú tại một nhà trọ dành
cho du khách. Họ mua vài tên nô lệ về phục dịch hằng ngày. Không lo thiếu
tiền, bởi nàng Đilara có sẵn một khoản tiền hồi môn lớn, chưa tính bao
nhiêu ngọc ngà châu báu vẫn đeo trên người. Thoạt tiên, hai người ngỡ lúc
này chỉ còn có chuyện vui chơi cho thoả. Mấy ngày đầu, họ quên hết mọi
thứ, như thể không có toán lính của quan chánh án đang kè kè bên cạnh,
canh chừng suốt ngày đêm.
NGÀY THỨ BỐN MƯƠI HAI.
Câu chuyện về anh chàng hula ấy, mặc cho ngài thương gia Muzaphe và
cậu con trai cả cố giữ kín đến đâu, cũng không khỏi chẳng mấy chốc loan
truyền khắp kinh thành Samacan. Không ít người nghe đồn đại, muốn tìm
xem mặt tận mắt hai người yêu, thử coi họ sống ra sao. Ở đời thiếu chi
người hiếu kỳ, thành thử ngày nào chàng Culup và nàng Đilara cũng phải
tiếp khối vị khách kiếm cớ đến thăm.
Một hôm, có một vị ăn mặc rất đàng hoàng, đến xưng mình là một quan
chức trong triều đình. Nhà vua đã biết chuyện vừa xảy ra tại toà án, sai ông
đến đây tìm hiểu, và báo cho ông bà biết hoàng thượng quan tâm theo dõi
số phận của họ. Ông quan nói năng rất mực nhã nhặn, lại hứa sẽ cố gắng
hết mình giúp đỡ. Để tỏ lòng biết ơn, hai vợ chồng mời khách nán lại dùng
cơm. Và để bày tỏ tấm lòng kính trọng đối với vị khách, bà chủ nhà cất tấm
mạng che mặt. Ông quan cực kỳ ngạc nhiên trước sắc đẹp ít thấy của người
đàn bà, không thể không thốt lên:
- Ôi, giờ đây tôi chẳng còn ngạc nhiên, sao ngài lại tỏ ra kiên trì đến vậy tại
toà án, thưa ngài hula.
Ba người ngồi vào bàn. Nhiều thức ăn đặc sản được dọn ra. Có đủ thứ cao
lương mỹ vị, như các món bogra, món culat, món đombê… Sau bữa ăn
chính, thức uống được mời, nào vang đỏ vùng Sirat, vang trắng miền
Kitmy, rượu hồng thơm ngát xứ Rakimo, …Sau khi dùng tráng miệng,
nàng Đilara gọi người nhà đưa cho mình một chiếc trống con, rồi vừa nhịp