NGHÌN LẺ MỘT NGÀY - Trang 20

được hòa bình, tiến hành nhiều cuộc cải cách, xây dựng nhiều thành phố.
Riêng vùng Xtêsiphon đã là một tổng thể gồm bảy thành phố liên hoàn.
Đây là một thời kỳ rực rỡ của văn học và triết học. Giới tăng lữ nắm trong
tay toàn bộ nền giáo dục. ảnh hưởng của Hy Lạp về y học, của ấn Độ về
văn học rất đậm nét"[( Bách khoa toàn thư Universalis, 1996, tập XV/I,
trang 896.)]
Với sự ra đời của đạo Hồi do Mahomêt sáng lập và thế kỷ thứ VII, đặc biệt
sau các cuộc chinh phục của các Calip (hoàng đế và thống lĩnh tín đồ Hồi
giáo) kế vị Mahômêt, đế quốc Ba Tư bước vào thời kỳ Hồi giáo hóa. Kinh
đô được chuyển sang Batđa nay là thủ đô trắc. Xuất hiện một nền văn minh
mới, hệ quả giao thoa giữa hai nền văn minh lớn: Ba Tư và A Rập (còn có
tên Văn minh A Rập- Ba Tư). Chói lọi nhất (và cũng nhiều rối rắm nhất)
thời kỳ này là vương triều của hoàng đế Harun-an-Rasit (766-809), một
nhân vật lịch sử xuất hiện thường xuyên trong hai bộ Nghìn lẻ một đêm
Nghìn lẻ một ngày. Dưới triều đại của ông, kinh thành Batđa được coi như
một trung tâm chính trị văn hoá huy hoàng tráng lệ nhất thời bấy giờ.
Đế chế Calip suy đồi và tan rã trước cuộc xâm lược và đô hộ của người Thổ
Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, thế kỷ XI-XII vẫn còn là một thời đại hoàng kim của
nước Ba Tư Hồi giáo về chính trị, văn học, triết học, nghệ thuật, kiến trúc...
Các cuộc xâm lăng liên tiếp của người Mông Cổ (Thành Cát Tư Hãn),
người Ti mua (Tamerlan), người Tuôcmen... là những biến động cự kỳ lớn,
vừa làm xáo trộn vừa làm phong phú thêm nền văn hóa Ba Tư Hồi giáo vốn
đã rất đặc sắc. Đế quốc ôtôman của người Thổ Nhĩ Kỳ manh nha từ thế kỷ
XII, hình thành vào thế kỷ XV và đạt tới cực thịnh và thế kỷ XV-XVI cũng
hết sức rộng lớn. Biên giới phía nam của nó trải dài suốt cả vùng Bắc Phi
sang tận vịnh Ba Tư.
Phía bắc, tất cả vùng Lường Hà sang một phần các nước Đông âu. Qua
nhiều bước thăng trầm và đổi thay địa giới, đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ tồn tại mãi
đến năm 1923 mới chấm dứt, và thay bằng sự ra đời của nước Thổ Nhĩ Kỳ
hiện đại. Khoảng đầu thế kỷ XVIII, thời Antoine Galland bắt tay dịch bộ
Nghìn lẻ một đêm và F.P. De La Croix soạn bộ Nghìn lẻ một ngày, đế quốc
Thổ tuy đã qua thời cực thịnh vẫn còn là một lực lượng hùng cường và đầy

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.