bí ẩn trước con mắt phương Tây. Những truyện có nguồn gốc Thổ Nhĩ Kỳ
trong hai bộ truyện nói trên đã hình thành rất sớm, có thể vào thời kỳ sơ
khai hoặc cực thịnh của đế quốc ôtôman.
Đạo Hồi do Mahomêt (còn gọi là Môhamêt hoặc Muhammat 570-632) sáng
lập vào thế kỷ thứ VII, và ngày nay ai cũng biết đã trở thành một trong ba
tôn giáo lớn nhất thế giới. Mahomêt được người Hồi giáo suy tôn là đấng
Đại tiên tri. Nền tảng là đạo Hồi là Kinh Co ran, tương truyền đấy là tập
hợp những lời giáo huấn của Mahomêt do các môn đệ của ông ghi chép lại.
Những lời giáo huấn ấy, bản thân Mahomêt cho rằng được Thượng đế trực
tiếp truyền đạt cho ông.
Đặc trưng nổi bật của đạo Hồi là nhất thần giáo (tin rằng chỉ có một Đấng
Sáng Thế duy nhất, tiếng A Rập là Alah- Thượng đế tối cao) đối lập với đa
thần giáo được lưu truyền rộng rãi hồi bấy giờ. Người theo đạo Hồi phải
thề chỉ tin vào Alah và Mahomêt, có bổn phận cầu nguyện hằng ngày, nhịn
ăn ban ngày trong tháng Ramadan, ai có điều kiện về kinh tế phải hành
hương về thánh địa Mecca nơi sinh ra Đấng đại tiên tri ít nhất một lần trong
đời.
Theo giáo lý đạo Hồi, phụ nữ không có quyền tự do cá nhân. Đàn bà hoàn
toàn phụ thuộc vào đàn ông, trong khi đàn ông có quyền lấy đến bốn vợ
chính thức. . . Những ràng buộc truyền thống ấy càng làm bật rõ những đòi
hỏi về "nữ quyền" trong hai bộ truyện, đặc biệt trong bộ Nghìn lẻ một ngày.
Nhiều chuyện kể trong hai bộ truyện nói trên ra đời vào thời kỳ đạo Hồi bắt
đầu bành trướng mạnh mẽ, dần dần lấn át và thay chân các tôn giáo đa thần
đã có cho đến lúc bấy giờ. Rất dễ hiểu tại sao độc giả sẽ có nhiều dịp chứng
kiến các phép thần kỳ của Đấng đại tiên tri Mahômêt không ngoài mục đích
cổ vũ nhân dân từ bỏ các tín ngưỡng khác và cùng nhau quy theo đạo Hồi.
Nhiều nhân vật trong các truyện cổ luôn miệng nhấn mạnh niên đời chỉ có
một đấng tối cao, ấy là Thượng đế" là do vậy. Nói theo ngôn ngữ ngày nay,
khuynh hướng "tuyên truyền" cho đạo Hồi rất rõ nét trong nhiều truyện cổ.