nàng. Tiếp đó thi thể nàng được đặt vào một chiếc quan tài làm bằng gỗ lô
hội, và đặt lên một cái giống như ngai cao chính giữa một sân rộng. Nàng
được quan ở đấy suốt một tuần. Hằng ngày phu nhân của các vị đại thần
trong triều vận toàn đồ tang, lần lượt đến viếng, mỗi người vái nàng bơn
vái để tỏ lòng thương tiếc.
Sau lễ nghi ấy, quan khâm thiên giám chọn một ngày lành, quan tài của
nàng được đặt lên một chiếc chiến xa sơn bạc có chạm hình các linh vật,
mang nàng đi mai táng. Đám tang đi ròng rã ba ngày, bởi thỉnh thoảng lại
phải ngừng để làm lễ tế thổ thần từng nơi, mới đến được dãy núi nơi xây
lăng mộ của các nhà vua nước Trung Hoa. Hoàng đế Anh Tông muốn di
hài công chúa Ađenmuc được táng chung với các công chúa, hoàng từ của
hoàng triều. Chính nàng công chúa Tuaranđoc vì quý yêu người cung nữ
tâm phúc đã xin phụ vương cho nàng được vinh dự ấy.
Khi đoàn xe tang tới dãy núi, chiếc quan tài đặt trên chiến xa được khiêng
xuống đạt vào một cái quách còn đẹp hơn, sau đấy người ta giết một con bò
đực làm lễ tế, rưới nước hoa xuống mặt đất và làm lễ cúng thổ thần lần nửa,
xin thổ thần hãy vui lòng chấp nhận di hài của nàng công
chúa nước ngoài.
NGÀY THỨ TÁM MƯƠI.
Tang lễ công chúa Ađenmuc vừa kết thúc, quanh cảnh triều đình Trung Hoa
thay đổi hắn. Mọi người cởi bỏ áo tang. Sau các lễ buồn là những ngày vui
nối tiếp. Hoàng đế Anh Tông ra lệnh chuẩn bị hôn lễ giữa hoàng tử Calap
và công chúa Tuaranđoc. Trong thời gian chuẩn bị, hoàng đế sai sứ thần
đến bộ tộc người Beng báo cho nhà vua người Nôgai Tumuatat biết tất cả
những gì vừa xảy ra ở nước Trung Hoa, và mời nhà vua cùng với hoàng
hậu đến Trung Quốc.
Mọi việc chuẩn bi xong xuôi, hôn lễ được cử hành với lễ nghi huy hoàng
tráng lệ xứng với cấp bậc đôi vợ chồng. Vua quyết định bỏ lệ thường là
phải cử các quan phụ đạo giúp dạy phò mã biết cách xử sự ở triều đình
cũng như hằng ngày trong nội cung. Thậm chí vua Anh Tông còn cho công
bố, vì đặc biệt quý trọng hoàng tử phò mã của mình, vua cho phép chàng