Tôi đồng ý, phần bởi tò mò muốn được nhìn những xứ sở mới, hay nói cho
đúng hơn, có lẽ bởi tôi bị lôi cuốn bởi một sức mạnh thần bí nào đấy vẫn
xui khiến chúng ta làm mọi việc trên đời.
Vậy là hai chúng tôi giã từ thành phố Bost và lên đường. Sau khi đi qua
nhiều thành phố và thị trấn thuộc nước Segestan mà không dừng lại, cuối
cùng tôi đến được thành phố Canđaha đẹp đẽ, chung quanh bao bọc bởi
những tường thành rất vững chắc. Chúng tôi vào trọ tại một nhà dàng cho
khách lưu trú. Mọi người đón tiếp chúng tôi khá thân hậu, nhờ ở bộ áo quần
chúng tôi mặc, đấy là tất cả những thứ làm cho chúng tôi trở thành người
sáng giá.
Khi vừa đến nơi, chúng tôi thấy quang cảnh dân chúng thành phố đang rất
nhộn nhịp, bởi vì ngày hôm sau sè là dịp khánh chúc kỷ niệm ngày nhà vua
đăng quang. Chúng tôi cũng được biết ngay mọi người trong triều đình thời
gian này cũng hết sức bận rộn. Các vị đại thần ai cũng muốn bày tỏ lòng
nhiệt thành của mình đối với quốc vương Firousat, mà mọi người đều tôn
quý bởi sự anh minh của người, hơn là sợ hãi trước luật pháp khắt khe ngài
trị nước.
Với bộ trang phục fakia thì đi đến đâu chẳng được, chẳng ai ngăn cấm các
fakia bao giờ. Ngày hôm sau hai chúng tôi vào tận trong triều đình để xem
hội. Quả thực, ai chưa từng xem hội mừng ngày đăng quang của nhà vua
Ba Tư thì thật đáng nên xem lắm. Trong khi hai chúng tôi mải mê nhìn
cảnh hội hè, tôi thấy có người kéo cánh tay, tôi quay lại, thấy bên cạnh viên
hoạn nô trước đây phục vụ trong cung quốc vương Tamaspơ, người từng
trao cho tôi mảnh giấy của nàng Calê Cairi, đúng hơn là của công chúa
Zêlica. Y bảo tôi:
- Thưa ngài Haxan, tôi vẫn nhận ra ngài cho dù ngài đang vận bộ quần
áo kỳ cục này. Cho dù tôi nghĩ chắc không thể nhầm, tôi vẫn không tin
được ở mắt mình. Có lẽ nào tôi lại gặp ngài nơi đây?
- Còn anh – tôi đáp – anh làm gì ở thành phố Canđaha này? Tại sao
anh giã từ triều đình nước Ba Tư? Có phải việc công chúa Zêlica qua đời
khiến anh cũng xa rời thành phố ấy giống như tôi?
- Lúc này đây tôi không thể nào trả lời ngài điều đó – anh ta đáp –