Trời làm màn gối, đất làm chiên
Nhật, nguyệt cùng ta một giấc yên
Đêm khuya chẳng dám dang chân duỗi
Chỉ sợ sơn hà xã tắc nghiêng!
Tiếng thơ Công Uẩn lanh lảnh trong đêm, đến tai sư Vạn Hạnh.
Nghe hết bài thơ, sư Vạn Hạnh mừng lắm vì thấy Công Uẩn có khí
phách khác thường, bèn tha không bắt lỗi thêm và cởi trói cho vào.
Từ ấy, sư Vạn Hạnh càng dốc lòng chăm sóc Công Uẩn. Lại mượn cả
thầy giỏi võ nghệ, thạo binh thư để truyền dạy cho Công Uẩn. Đến khi
khôn lớn, quả không phụ lòng sư Vạn Hạnh, Công Uẩn đã thành người có
chí khí, văn võ song toàn. Sư Vạn Hạnh tiến cử Công Uẩn vào làm quan
trong triều. Không bao lâu Lý Công Uẩn thăng giữ chức Tả thân vệ Điện
tiền chỉ huy sứ, là chức quan đại thần cai quản cả sáu quân cấm vệ.
Cuối năm 1009, vua Lê Long Đĩnh (Ngoạ triều) chết. Bấy giờ,
nhân dân đã chán ghét nhà Lê. Giới quan lại, binh lính, sư tăng cũng chán
ghét nhà Lê. Sư Vạn Hạnh bèn bàn với Đào Cam Mộc, người đứng đầu
giới quan lại, tôn Lý Công Uẩn lên ngôi vua.
Nhà Lý bắt đầu từ đấy.
Câu chuyện dời đô