nhà, có vẻ như là mẹ thằng bé, bưng mặt nói: “Bình thường nó ngoan lắm,
có nghịch ngợm nhưng mấy lời dặn quan trọng này nó nhớ mà. Vào những
ngày cầu không có người canh, không được phép về muộn quá…”
“Hay cứ đi báo công an đi…” Mọi người xì xầm.
“Giờ này qua cầu thì ở lại luôn bên thành phố chứ còn gì…”
Tôi đứng nghe im như phỗng, muốn hỏi mọi người xem thực hư như
nào, nhưng nghĩ mình lại không có nhiệm vụ ở đây, địnhh cùng ông Lãng
đi về nhà nghỉ. Tôi cảm thấy thật bất lực, việc chính còn chưa lo xong mà
việc phụ đã thành một mớ bòng bong.
Lúc tôi vừa quay lưng đi thì ông Mười cất tiếng.
“Ông khách tên Lãng đây có mời được một thầy giỏi về lắm, hay thử hỏi
thầy xem? Vừa nãy chúng tôi cũng suýt tèo, may mà có thầy đấy…”
Ánh nhìn của mọi người đổ dồn sang tôi.
Tôi cúi đầu: “Tôi chưa đủ đạo hạnh, vẫn chưa tỉnh táo, lôi mọi người vào
chốn nguy hiểm, sao lại coi là cứu được?…”
“Hay thầy thử gieo quẻ xem thằng bé đang ở đâu, hung hay cát, được
không thầy?” Mẹ thằng bé khẩn khoản.
Tôi thở dài, đành tìm vào bàn thờ phía trong nhà cậu bé. Trên bàn thờ ở
giữa nhà có dựng một bức ảnh của một người đàn ông già, chắc là ông của
cậu bé. Bàn thờ bày hoa quả đơn giản với một bát hương khá đầy.
Tôi thắp ba nén hương rồi cầu khấn.
Tôi nhờ mẹ cậu bé lấy bộ quần áo mới đây cậu bé vừa mặc, ngâm vào
trong một ít nước lạnh, ngâm hết tuần hương tôi vừa thắp.
Đám đông xúm lại ngoài cửa chờ đợi. Hương sắp tàn, tôi lôi ra một tấm
bảng gấp nhỏ, tháo một ống thủy tinh đít đen sì phía dưới ra. Đây là năng
lượng của tấm bảng.
Tôi vẽ một trận đồ trên sân bê tông bằng phấn đỏ. Phấn này không bám
quá lâu, chỉ cần dội nước sẽ sạch. Thế nhưng mỗi lần tôi phải vẽ trận đồ