NGÔI LÀNG CỔ MỘ - Trang 283

vướng phải ngày kỵ xuất hành, bớt đi một khoản lễ lạt. Tôi mất thêm nửa
tiếng nữa để tìm đường vào khu bảo trợ xã hội. Bầu trời cứ âm u suốt.
Bước xuống xe khách lúc đó, một cơn mưa bóng mây rơi xuống trong chốc
lát rồi lại tạnh ngay đi đi. Phía cuối chân trời, mây ánh lên một chút ánh
ngũ sắc, làm tôi cảm thấy phấn chấn hơn, đó là một điềm lành.

Đến trung tâm bảo trợ xã hội, tôi vào tìm gặp giám đốc trung tâm. Nói

mãi, người đó mới đồng ý cho tôi gặp chị Hiền, được đưa vào đây đã hai
năm, lâu lâu mới có người họ hàng xa tới thăm hay cho tiền. Giờ đây thần
trí của chị không còn được tỉnh táo nữa, âu cũng là kết cục của cuộc đời
kham khổ lầm than. Chúng tôi có cuộc gặp mặt tầm 15 phút.

Tôi ngồi đợi ngoài bàn của gian sảnh trước, phía sau là khu sinh hoạt của

những người sinh sống nơi đây, hầu hết là những người khuyết tật, nghèo
khổ hoặc không nơi nương tựa.

Chị Hiền được dìu ra ngoài. Năm nay người phụ nữ này cũng đâu tầm

hơn năm mươi tuổi rồi, thế nhưng nhìn mái tóc bạc trắng và vùng da mặt
nhăn nheo bủng beo sầu thảm của chị, người ta tưởng đâu như một bà già
đã bảy mươi tuổi.

Người hướng dẫn đỡ chị Hiền ngồi xuống chiếc ghế đối diện tôi rồi lùi

lại ra sau. Tôi kiên nhẫn nhìn vào đôi mắt ngờ nghệch của người phụ nữ,
hỏi:

“Chị có phải là Hiền, từng sống ở làng Độc Kiều không?”

Người phụ nữ chỉ khục khặc mái đầu, nhìn xuống dưới bàn tay đang mân

mê thứ đồ chơi nào đó như một đứa trẻ con.

Tôi vẫn hỏi tiếp: “Vậy chị có nhớ lúc mình nhảy xuống sông, đã có thứ

gì không?”

Người phụ nữ ngước lên nhìn tôi đôi lát, rồi lại cúi xuống không nói gì

thêm.

“Vậy làm thế nào mà người ta cứu chị kịp vậy… Thường những ai rơi

xuống đều biến mất trong các xoáy nước…”

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.