Thầy Vĩnh hỏi han bà cụ về lịch sử ngôi miếu này. Ngôi miếu do gia
đình nhà bà trông coi đã mấy thế hệ, trước giờ vẫn cẩn thận lắm, nhưng tới
đời của bà con cháu đều không chịu ở lại đây, đi xa lập nghiệp, chỉ còn
mình bà ở lại. Mà sức bà càng ngày càng yếu, ngôi miếu dần trở nên hoang
tàn. Cụ còn nhớ năm xưa bố bà kể, đời cụ ông của bố bà là người đầu tiên
được người dân giao cho nhiệm vụ trông miếu. Năm đó lũ trên đầu nguồn
đổ xuống liên miên, cuốn trôi không biết bao nhiêu nhà cửa, mạng người.
Đê, đập xây lên đều vỡ, không trụ được, lại nghe nhiều thầy nói rằng miếu
Hà Bá trấn dưới hạ nguồn nên trên này không được cai quản cẩn mật, gây
ra nhiều sự vụ này. Muốn hạ yên thì thượng cũng phải yên trước. Thế là họ
làm lễ dời khu miếu lên trên này. Quả thực sau đó thì thiên tai cũng giảm đi
nhiều.
Lễ bộ đã mang tới đầy đủ, thế nhưng nhìn khung cảnh bấy giờ, thầy Vĩnh
mới hiểu mình đã thiếu sót điều gì. Buổi lễ được hoãn lại tới cuối giờ chiều.
Một cơn dông đang ngấp nghé ở cuối đường chân trời, có khi lại sắp có
bão. Thầy xin đi đặt gấp năm tòa nhà bằng mã lớn, chiều nay phải có để kịp
làm lễ. Quan Hà Bá giờ không cần đâu thuyền bè bằng một cơ ngơi mới
khang trang hơn.
Khi đồ đã về kịp, buổi lễ mới được diễn ra giữa những cơn gió đang thốc
lên. Áo lễ thầy Vĩnh bay lật phật trong gió, nhưng thầy vẫn rất điềm nhiên
làm lễ. Tất cả những đồ mã đều được hóa hết sạch. Đến lúc buổi lễ kết thúc
cũng là khi bầu trời quang dần trở lại, cơn dông đã tan đi như một điều diệu
kì. Thầy Vĩnh thở phào. Thầy cùng mọi người thu dọn đồ đạc, rồi sau đó,
thầy khẽ giúi vào tay bà cụ trông nom chiếc miếu gần như toàn bộ số tiền
còn có trong người mình rồi quay trở về nhà ông Thịnh nghỉ lại một đêm.
Ngôi miếu này cần được tu sửa và chăm sóc hơn nhiều bây giờ. Sẽ chẳng
có gì tốt đẹp nếu như để thần linh nổi giận.
Sáng hôm sau, thầy Vĩnh rời đi sớm. Thầy đã thức rất khuya để hoàn
thành một bức thư. Trước khi lên xe trở về nhà, thầy rẽ qua ủy ban nhân
dân địa phương để gửi lại bức thư thầy viết, mong rằng nó sẽ tới được tay