V
PHẢI CHĂNG LÀ KẺ THÙ
Cuộc điều tra chẳng có kết quả gì. Vợ chồng người đầy tớ già tức
giận vì người ta dám nghi ngờ những người chủ họ đã phục vụ hai mươi
năm nay, không thể nói một lời minh oan cho họ. Gertrude chỉ rời nhà bếp
buổi sáng để đi chợ. Khi có người bấm chuông - cũng hiếm hoi vì rất ít
khách - Frangois khoác áo ra mở cửa.
Một đợt thăm dò cẩn thận cho phép khẳng định không có lối ra bí mật
nào. Một góc nhỏ của phòng khách, trước là chỗ thụt vào so với mép tường
nay dùng làm buồng xếp những đồ vật kềnh càng. Không có chỗ nào đáng
ngờ.
Trong sân không có nhà ở, không có chỗ để ô - tô. Người ta cho rằng
bá tước biết lái xe. Nhưng nếu ông có ô-tô thì để vào đâu ? Ga-ra ở chỗ nào
? Mọi câu hỏi không hề giải đáp được.
Mặt khác bà bá tước de Mélamare vẫn không tìm thấy; ông bá tước
tuyệt đối câm lặng, từ chối giải thích những điểm cần thiết cũng như không
nói gì về đời tư.
Tuy thế một việc cần lưu ý vì nó bao trùm toàn bộ cuộc phiêu lưu này
và tranh luận nảy ra ở những quan tư pháp cũng như báo chí và công chúng.
Việc đó, Jean d' Enneris khám phá ra ngay từ đầu và muốn tìm hiểu kỹ.
Năm 1840, cụ cố bá tước hiện tại, Jules de Mélamare, xuất sắc nhất trong
dòng họ, là tướng dưới thời Napoléon, đại sứ thời Phục Hưng bị bắt vì ăn
trộm và giết người. Ông chết vì chứng sung huyết trong nhà tù.
Người ta nắm lấy vấn đề cụ thể hơn, lục tìm tài liệu lưu trữ. Một số
kỷ niệm nổi lên và một tài liệu rất quan trọng được đưa ra ánh sáng. Năm
1868, con trai ông Mélamare ấy, ông nội của bá tước Adrien là Alphonse de
Mélamare, sĩ quan tuỳ tùng của hoàng đế Napoléon III, bị quy tội ăn trộm
và giết người. Trong nhà riêng trên đường Urfé, ông bắn vào đầu tự sát.
Hoàng đế huỷ bỏ vụ việc ấy.
Sự gợi ra hai vụ bê bối trên gây một cảm giác mạnh. Lập tức một từ
làm sáng tỏ bi kịch hiện nay và tóm lược tình thế: sự lặp lại. Nếu ông anh