HOA CHANH
H
ành trang kiếm sống của y thật là đơn giản: một thùng gỗ phế thải
kiểu như những chiếc thùng đựng xà phòng đóng bằng những thanh gỗ
mỏng, thưa; hai chiếc mẹt nhỏ; một con dao to bản cực sắc; một chiếc thớt
lớn gỗ nghiến và những xếp giấy báo loại, những chiếc túi ni lông rẻ tiền.
Hôm nào cũng vậy, đúng 8 giờ sáng là y dọn hàng. Chiếc thùng gỗ dựng
đứng lên, trên đó là chiếc mẹt lớn nằm phủ phục một chú chó thui màu
cánh gián cùng bộ dồi chó có nhân đỗ xanh, lá mơ, được nướng qua lửa, ai
nhìn cũng ứa nước miếng. Rau húng, rau thơm, ngổ, lá mơ, riềng, ớt, muối
tiêu... y để gọn trong thùng. Để cho lịch sự, y mua thêm những thếp giấy
lau tay nhiều màu và dùng dao xén những tờ báo loại thành những xấp
vuông vức, thay cho đĩa ăn.
Ban đầu, những cô mậu dịch viên của cửa hàng bia này hoàn toàn không
thích sự có mặt của y. Bẩn thỉu, bệ rạc, nhếch nhác - họ bảo thế và nhiều
lần đề nghị cửa hàng trưởng đuổi đi. Y thấy tủi, thấy nhục. Nhưng vì sinh
kế, y đành phải chai mặt. Cũng may món mộc tồn của y là thứ quốc hồn,
quốc túy. Cộng với thái độ của y thật chu đáo, khách muốn xơi một ngàn,
hai ngàn, mười ngàn... y sẵn sàng chiều, vì thế cửa hàng bia trước ế sưng ế
sỉa, nay lúc nào khách cũng đông nghịt. Các cô mậu dịch viên bắt đầu thấy
mến y. Họ đặt cho y cái tên gọi thân tình, vừa phù hợp với nghề nghiệp của
y: anh Tuất.
- Này, sao hôm nay không thấy anh Tuất bán hàng?
- Vắng anh Tuất một ngày mà cửa hàng mình vãn khách. Rõ chán!
Các cô nói với nhau những khi nghỉ bán hàng. Ấy là những ngày đầu
tháng âm lịch, thường là mồng một, mồng hai, mồng ba. Dân ta có thói
quen kiêng ăn thịt chó vào những ngày ấy. Y biết rõ điều đó và nhất quyết