Lão Từ bắt đầu “nghiện” bệnh viện. Hai tuần không đến phòng khám là
lão lại thấy nhớ.
Nhưng rồi, lão chẳng phải mong ngóng lâu. Một cơn gió lạ làm lão đột
quỵ, phải vào nằm viện, phòng cấp cứu.
Bỗng nhớ câu thơ Đỗ Phủ: “Nhân sinh thất thập cổ lai hy”. Lão sáu ba
tuổi, còn bảy năm nữa mới đạt tới câu thơ của người xưa. Vào nằm viện để
ngẫm nghĩ cái sự đời. Như Abutalip của Gamzatốp khuyên phải đến bệnh
viện để chiêm nghiệm lại đời mình. Hóa ra con người, dù kinh bang tế thế
đến đâu cũng không cưỡng được quy luật sinh học.
Cuối đợt điều trị, bác sĩ chuyển lão về bệnh viện Đông y để kết hợp trị
liệu, hồi phục sức khỏe. Lão như qua một cuộc đại tu. Như chiếc xe bò
được lắp động cơ, muốn vận động và thử gân cốt.
Một ngày đẹp trời, lão Từ chống cây thiền trượng, một loại ba-toong
hiện đại do đứa cháu đi hội chùa Yên Tử mua tặng, dạo bộ quanh khu phố
viện Đông y. Ơ, cơ quan lão kìa, quá gần với viện Đông y. Lão Từ đứng tần
ngần một hồi, nhớ lại những ngày làm dự án, xây dựng đề tài… Nghe nói
dự án bảo tồn “Kho tàng tiếu lâm dân gian phi vật thể vùng Cổ Hến” sắp
được UNESCO đưa ra xét duyệt… Như một phản xạ tự nhiên, như cảm
thấy mình còn gắn bó máu thịt với cơ quan, đôi chân đưa lão vào cổng tòa
nhà, mới được tân trang, như một tháp ngà. Kia, trên tầng hai ngôi nhà cổ
kiến trúc từ thời Pháp kia, là căn phòng lão từng có một chiếc bàn nhỏ. Cái
bộ phô-tơi bọc da nâu bóng chắc vẫn chỗ cũ. Cái bàn gỗ gụ chân chạm đầu
hổ phù, suýt nữa bị phòng hành chính bán đồng nát, may mà lão cứu được,
chắc vẫn kê chỗ cửa sổ nhìn ra công viên… Và hàng ngày, bộ phô-tơi ấy,
vẫn được phục vụ các “nguyên khí quốc gia”, căn phòng vẫn tràn ngập
tiếng cười hào sảng và những bình phẩm khi thì tục tĩu như của bọn chợ
giời, khi thì thâm thúy cao siêu như của các bậc hiền triết… Cái cơ quan
Viện X của lão Từ hay thật. Ai cũng biết đó là một thứ trang sức, một thứ
phù du, có cũng được, mà không có cũng chẳng sao. Nói trắng phớ ra, nó
vô bổ. Tuyên truyền thì đã có cơ quan tuyên huấn, báo chí, xuất bản. Giáo