NGÔI NHÀ THẬT SỰ CỦA CHÚNG TA - Trang 6

chữa. Đức Phật dạy ta nên sáng suốt nhận thấy đường lối của sự vật rồi
buông bỏ, không bám níu vào đó. Cụ nên lấy cảm nghĩ buông bỏ ấy làm
nơi nương tựa.

Hãy tiếp tục hành thiền dầu cụ có cảm nghe mệt mỏi và kiệt sức. Hãy để

tâm an trụ và hơi thở. Thở vài hơi dài rồi cột giữ tâm vào đó. Khi thở vô
niệm thầm, "Bud", thở ra niệm thầm, "Dho" [ Nơi đây dùng hai chữ "Bud -
Dho" � có nghĩa Phật, hay giác � như một câu chú (mantra), một phương
tiện để cột tâm vào hơi thở.] Hãy tập thói quen thực hành như vậy. Cụ càng
cảm nghe kiệt lực thì càng nên cố gắng chú tâm vi tế hơn, nhờ đó có thể
đáp ứng thích nghi với tình trạng đau khổ đang phát sanh. Khi vừa bắt đầu
nghe mệt cụ hãy ngưng hết mọi suy tư và gom tâm vững chắc hướng về
hiểu biết hơi thở. Luôn luôn niệm thầm "Bud - Dho" trong khi theo dõi hơi
thở.

Hãy buông trôi, bỏ qua tất cả những gì ở bên ngoài. Không nên cố bám

vào những ý nghĩ về con cái hay họ hàng. Không bám vào điều gì, bất luận
gì. Hãy buông bỏ. Hãy để tâm tập trung vào một điểm duy nhất và dùng
tâm an trụ ấy theo dõi hơi thở. Chỉ hay biết hơi thở. Hơi thở là đối tượng
duy nhất của tâm. Ngoài hơi thở không hay biết gì khác. Tập trung tư tưởng
như vậy cho đến khi tâm trở thành ngày càng vi tế, cảm giác ngày càng
không đáng kể và chừng ấy cụ sẽ thấy nội tâm trở nên giác tỉnh và vô cùng
trong sáng. Chừng ấy, khi cảm giác đau khổ tan biến. Cuối cùng cụ sẽ nhìn
hơi thở như người bà con đến viếng.

Khi người bà con ra về, ta đưa ra cửa để tiển chân và nhìn theo cho đến

khi người ấy, đi bộ hay lái xe, khuất dạng rồi trở lại, vào nhà. Ta cũng theo
dõi hơi thở cũng cùng thế ấy. Nếu hơi thở thô, ta hiểu biết rằng nó thô. Nếu
là vi tế, ta hiểu biết rằng vi tế hơn, ta cứ tiếp tục theo dõi, tâm luôn luôn
giác tỉnh. Đến một lúc nào hơi thở hình như mất luôn, và tất cả những gì
còn lại chỉ là cảm giác tỉnh thức. Đó gọi là gặp đức Phật. Ta có sự hay biết
rõ ràng trong trạng thái tỉnh thức gọi là "Buddho", người hay biết, người
tỉnh thức, người minh mẫn sáng ngời. Đó là gặp và ở với đức Phật, cùng
với tri kiến và giác ngộ. Bởi vì chỉ có vị Phật lịch sử, bằng xương bằng thịt,
bằng da, nhập Đại Niết Bàn (Paranibbana), còn vị Phật thật sự, vị Phật toàn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.