“Hầy, sao mà mỗi ngày trôi qua mẹ cứ tự thấy hối hận hoài?
Cách đây ít lâu có một hội nghị ở Seoul gồm các nhà văn Hàn Quốc
và Trung Quốc, chủ đề là Vết thương và cách chữa trị . Mẹ
cũng đến dự nhưng lại thiếu thẻ tên. Thì ra là lỗi của ban tổ chức.
Mẹ đã tức giận quát lên: “Cái gì thế này!”, rồi họ cũng phát cho mẹ
thẻ tên, nhưng bên trong chẳng còn chỗ. Bởi tất cả các tác giả đến
từ Trung Quốc đều đã ngồi kín. Lát sau, có một nhà văn Trung
Quốc hỏi mẹ là ai bằng tiếng Anh. Mẹ giới thiệu mình là A Mu Gae
- người viết tiểu thuyết. Người đó tìm tên mẹ trong sách hướng dẫn,
tất nhiên là tìm đỏ mắt. Người đó chỉ vào tấm ảnh một phụ nữ khá
giống mẹ, hỏi: “Người này là chị?”. Bấy giờ trong đầu mẹ chỉ hiện
lên đúng ba câu tiếng Anh ngắn củn. “It’s not me. I’m not here. It’s
not my faut”
. Mẹ thấy lạ lùng. Là mình mà không phải mình,
mình ở đây mà lại không ở đây. Nếu không phải tôi thì là ai. Người
đó cũng chẳng buồn thắc mắc tại sao mẹ lại có mặt, đáng lý mẹ
cũng nên giải thích cho người ta hiểu. Trong lúc họ bàn luận sôi nổi
về Vết thương và cách chữa trị thì chỉ mình mẹ ngồi một góc,
tự hỏi “Tôi là ai?”. Mẹ cứ thế chìm trong những câu hỏi hiện tồn.
Rồi mẹ nghĩ, vết thương và cách trị khác nhau sao? Khi mẹ không
phải mẹ, đó chính là vết thương. Khi mẹ tìm lại được bản thân, khi
mẹ không cần thanh minh với bất kỳ ai, đó là cách điều trị...”
Mẹ cười khúc khích.
“Mẹ có biết “ It’s not I ” không?”
Tôi vừa hỏi thì mẹ đáp lại ngay:
“Hả? Là me mới đúng... Con cũng phải biết chứ? Mẹ đã học ở
khoa Anh văn đấy, nhưng chắc chỉ mình mẹ không biết tiếng