129.
Wi Nyeong ơi, lẽ ra mẹ không nên viết những dòng như thế, mẹ
phải lấy hết dũng khí đấy. Đến tận bây giờ mẹ vẫn nghĩ rằng
người đó đã cản ngăn tự do của mẹ bởi suy nghĩ gia trưởng. Vì ba con
chỉ im lặng trong tiếng gào khóc của mẹ. Nhưng giờ nghĩ lại, đối với
cặp vợ chồng trẻ hai mươi mấy tuổi - những việc nảy sinh đâu phải
là như thế.
Những mâu thuẫn giữa mẹ và ba đều do hai người mà nên. Cái gì
đã được dân chủ hóa sẽ khiến những nhà cách mạng dần trở nên lỗi
thời. Người mẹ hằng tôn sùng cũng biến mất. Người trẻ tuổi ngày
nào đọc sách thâu đêm lại trở thành người chồng bất lực đứng trước
mặt mẹ. Vì là người thông minh, ông ấy biết mẹ không thể tôn sùng
ông ấy thêm nữa, giờ nghĩ lại cũng không biết đó có phải là tình
yêu.
Khi ba mẹ cùng căm ghét một ai đó - hai người hòa làm một,
nhưng nếu một trong hai người đầu hàng đối tượng của nỗi căm
ghét thì cái chung biến mất. Nhưng mẹ - luôn tự hào với hình ảnh
mẫu mực trong một gia đình bình thường - cũng không hề có ý định
rời bỏ người đã cùng sẻ chia mọi điều gắn với từ “đầu tiên”. Mẹ
không có lối thoát. Mẹ thẫn thờ nhìn vào màn hình tivi, mẹ mất đi
một nửa ý nghĩa của tuổi hai mươi. Con đang lớn lên mà nhà chúng ta
vẫn nghèo.
Theo lời ông ấy nói thì: “Chỉ cần không ra khỏi nhà thôi, còn có
thể viết tiểu thuyết bao nhiêu tùy thích”. Từ đó, mẹ ở lì trong nhà
và viết tiểu thuyết. Nhưng cũng từ đó, mẹ không thể viết thêm