Mẹ đã mua sách, trà và cả rượu vì người đó, người ngay cả tiền đi
xe buýt cũng không có. Nhờ người đó mẹ đã hiểu ý nghĩa của “cách
mạng”. Cũng như ai đó dạy mình phải ước mơ thế nào. Đối với mẹ
hồi tuổi hai mươi, điều này là giới hạn của chủ nghĩa không tưởng
muốn một lần thách thức cuộc sống, là quyết tâm chính nghĩa,
cũng là biểu hiện của chân lý bị ngược đãi. Mẹ kính trọng và sùng bái
người đó. Con tưởng tượng được không? Đói nghèo thì sao, tù ngục
thì sao, chẳng có gì tối tăm đáng sợ cả, chỉ có những năm tháng nối
dài bước chân tuổi hai mươi bằng đọc sách, làm thơ.
Năm mẹ tốt nghiệp đại học, người đó như đứa trẻ mồ côi cô độc
giữa thế gian. Vì anh em của người đó đói nghèo nên đều rời đất
nước di cư sang Mỹ. Sau hơn mười ngày đấu tranh với ông bà ngoại,
cuối cùng mẹ cũng đã kết hôn với người đó. Bấy giờ mẹ hai mươi
hai tuổi.
Chúng ta đã bắt đầu hôn nhân trong một căn phòng nhỏ với
một cái tủ quần áo và hai chiếc thìa. Lúc đó, liệu có thể nói là mẹ
hạnh phúc? Có lẽ đúng! Mẹ không hề ghen tỵ với những người bạn ở
căn hộ chung cư hai mươi mấy pyong
và lái xe riêng. Đối với
chúng ta, dù có tiền cũng không mua nổi niềm kiêu hãnh cao
ngất. Tiền sinh hoạt dựa vào việc của mẹ ở nhà xuất bản và việc
biên dịch, còn người đó có say mê tranh đấu với các nhà độc tài.
Kết quả tự nhiên là con đã được sinh ra trong nhà tù. Nhà tù lúc đó
là biên giới bùng nổ với những người trẻ, nhưng nó không phải là một
cánh cửa lưới.
Mẹ vật lộn với nó và với đứa con bé bỏng mới chào đời, hàng ngày
viết tiểu thuyết vào cuốn sổ. Ngày hết sữa bột, mẹ ngồi ôm con
trong lòng chực khóc. Ý nghĩ hoài nghi đây có thực là cuộc sống, vụt