được một chữ nào. Mẹ đã sống cuộc sống không ra khỏi nhà, cũng
không thể bỏ đi, ngay cả hi vọng thay đổi cũng không có. Lúc ấy mẹ
đã đưa ra một lựa chọn dễ dàng nhất trần đời. Mẹ chỉ là vật hy sinh.
Không viết tiểu thuyết thì sống ở đâu cũng vậy. Bất cứ ai chịu
đớn đau sẽ biết được hiện tồn của cái gọi là hạnh phúc thành hình
từ sự hy sinh của một người trong gia đình.
Một ngày nọ, khi đi chợ về, mẹ không thể mở cửa. Bất lực, mẹ đã
đứng cả tiếng đồng hồ ở lối vào chung cư, mồ hôi vã ra. Cuối
cùng mẹ cũng vào được. Dẫu sao ở đó vẫn còn con. Và mẹ là mẹ.
Đêm hôm ấy, có ai đó thô bạo lay vai mẹ khiến mẹ tỉnh giấc.
Mẹ nghe thấy tiếng kêu tuyệt vọng của ba con: “Cái Đuôi
, Cái
Đuôi à, em làm sao vậy? Tỉnh lại đi!”
Wi Nyeong, lúc đó mẹ ôm lấy lồng ngực mà thét lên:
“Em không thở được, không thể thở được... Gấu Béo
, hãy đưa
em ra khỏi đây! Làm ơn đưa em ra khỏi đây đi!”
Đó là đoạn đối thoại của ba mẹ trong suốt sáu tháng đó, và cũng
là đoạn đối thoại cuối cùng.
Nguyên văn: Kung Ji. (cách gọi thân mật của ba mẹ Wi Nyeong khi còn ở với nhau).
[2]
Nguyên văn: Kum Tae.