Đối với tôi điều lạ lùng không chỉ nằm ở cách ăn mặc hay vẻ
mặt của mẹ. Theo như mẹ nói, tôi sẽ chẳng thể ngoan ngoãn nghe lời
ba hay lời mẹ kế, vì vậy giữa chúng tôi có tiếng nói chung. Bấy giờ
tưởng tượng đến câu chuyện mẹ kể, sao tôi thấy tức cười đến thế,
mẹ thì nước mắt lem nhem, còn vị thần nghiêm nghị mẹ tưởng
tượng đang chăm chú lật lật giở giở cuốn sổ cũ gọi là sổ ghi chép ,
rồi đứng trước vị thần đáng sợ nọ mẹ cứ khăng khăng: “Trước tiên
phải là đứa bé đó!” Nhưng lời của mẹ như ám chỉ đó chính là tôi,
rằng trên trán tôi viết dòng chữ: Tôi không có mẹ hay đeo trước
ngực cái thẻ: Tôi là đứa trẻ xấu xa . Lúc đó tôi chẳng thể đáp lại
mẹ dù chỉ một lời, nhưng tôi nghe rõ tiếng thình thịch từ trái tim bé
nhỏ của mình.
Đúng vậy. Tôi như con bé đeo cái thẻ Đứa trẻ xấu và đứng đó.
Tôi không tuân thủ thời gian, lúc nào cũng chỉ đòi ăn cơm, nói tóm lại
tôi là “một học trò cá biệt”, “thích gì làm nấy”. Mà nỗi bất hạnh lớn
nhất của những học trò cá biệt, thành tích lẹt đẹt, luôn thi rớt chính
là bản thân mình cũng chẳng biết mình học được tới đâu. Đến trước
lúc ấy tôi vẫn nghĩ mình không phải một đứa trẻ bất hạnh nhường
ấy. Tôi cũng không nghĩ mình vốn quan niệm rằng từ “hạnh phúc”
hay “bất hạnh” chỉ có trong tiểu thuyết thôi.
“Bây giờ con thực sự cũng rất tốt, mẹ ạ”.
Tôi cụng ly với mẹ. Mẹ nở nụ cười hiền từ ấm áp như một người
mẹ thực sự và nhìn tôi, bấy giờ tôi có cảm giác mình sẽ chẳng thể
biết được niềm hạnh phúc thật xa vời, đầy mỏi mệt, nặng nề. Đột
nhiên tôi hiểu lý do tại sao ba khiến mẹ mệt mỏi đến thế. Lạ thật
đấy! Có cảm giác như tôi hiểu được tại sao trước đây khi còn sống
cùng ba, mẹ chẳng thể kiên nhẫn sống với ba thêm nữa. Bởi vậy mẹ
giống như cơn gió. Là cơn gió khi nào muốn thổi thì thổi, nếu có ai