trước lương tâm, kẻ tranh giành quyền vẫn thuộc dòng máu Louis XIII.
Hơn nữa, kẻ âm mưu muốn chắc chắn được đảm bảo yên lành bí mật,
không bị trừng phạt thì chỉ cần một phát súng là đủ rồi. Xin ngài hãy nhân
danh sự cứu rỗi của ngài mà tha cho y?
Nhà vua thay vì xúc động vì được nghe diễn tả thật đúng về sự hào hiệp
của Aramis lại cảm thấy xấu hổ nhục nhã. Tính kiêu ngạo vô chừng của
ông khiến ông không chịu nhận là có một kẻ cầm chắc mạng sống của bậc
vương giả ở một đầu dây treo cổ. Mỗi lời nói mà Fouquet tưởng là có hiệu
quả trong việc xin tha cho người bạn, lại thêm một giọt độc vào trong trái
tim của Louis XIV. Không có gì làm ông mềm lòng, nên ông gay gắt nói
với Fouquet:
— Ta không hiểu tại sao ông lại xin ta tha cho những kẻ đó! Xin làm gì
cái điều mà không cần cầu khẩn cũng đã có rồi!
— Thưa ngài, tôi không hiểu.
— Dễ lắm mà. Ta đang ở đâu đây?
— Thưa ngài ở ngục Bastille.
— Ờ, trong một hầm tối. Ta bị coi là một tên điên phải không?
— Thưa ngài, đúng vậy.
— Và ở đây ai cũng chỉ biết đến Marchiali phải không? Thế thì, đừng
thay đổi gì cả. Để cho thằng điên chết rục trong một xó tối của ngục
Bastille và các ông D'Herblay, Du Vallon không cần ta tha tội cho nữa. Để
cho ông vua mới của họ xử.
Fouquet bực bội trả lời:
— Hoàng thượng, ngài mắng rủa tôi rồi và ngài đã sai đấy. Tôi không
phải là trẻ con, ông D'Herblay cũng không phải là người ngu ngốc mà
không nghĩ mọi điều như thế. Nếu tôi muốn phò một ông vua mới thì tôi
không phải mất công tôi chạy xô vào ngục Bastille để lôi ngài ra, chuyện
đó rõ ràng quá rồi. Hoàng thượng không thấy vì ngài đang tức giận thế thôi.
Nói khác đi ngài không nên vô cớ mà làm tổn thương người bầy tôi đã giúp
ngài công việc hệ trọng nhất.
Louis nhận ra là ông đã đi quá xa, cửa ngục vẫn còn đóng trong khi ông
Fouquet khoan nhượng lại đang cố kìm nỗi tức giận sắp tràn ngập và có thể