NGỰA Ô YÊU DẤU - Trang 112

29

NGƯỜI THÀNH THỊ

Hồi đó có tác phong “động cơ hơi nước”, xà ích loại này hầu hết là dân

thành thị, chưa bao giờ có ngựa riêng và thường đi lại bằng tàu hỏa.

Họ thường nghĩ rằng ngựa cũng như một thứ động cơ hơi nước, chỉ nhỏ

hơn mà thôi. Dù sao đi nữa, họ nghĩ rằng đã mất tiền thuê thì lũ ngựa phải
chạy xa, chạy nhanh và chở nặng tùy ý họ. Dù đường lầy lội, đầy bùn, hay
khô ráo và tốt, lổn nhổn đá hay nhẵn nhụi, lên dốc hoặc xuống dốc cũng như
nhau, cứ chạy, chạy, chạy mãi, và phải chạy cùng một tốc độ, không có xả
hơi và đắn đo gì hết.

Những người này không bao giờ xuống đi bộ khi đi lên một quả đồi dốc

đứng. Ồ không, họ trả tiền để đi xe, thì họ phải đi xe chứ! Còn ngựa thì sao?
Dùng để kéo xe! Ngựa sinh ra để làm gì, nếu không để kéo con người lên
dốc? Đi bộ ư? Có mà đùa! Thế là roi cứ vút, cương cứ giật, và thường là một
giọng thô bạo, quát lên bẳn gắt:

– Đi đi, con vật lười biếng!

Rồi một ngọn roi nữa, lúc nào chúng tôi cũng phải gắng gỏi hết sức,

không được than phiền và phải tuân lệnh, dù rất mệt và nản chí.

Cái kiểu động cơ hơi nước này làm chúng tôi mòn mỏi nhanh hơn bất cứ

loại nào khác. Thà tôi chạy hai mươi dặm với một xà ích giỏi, biết điều còn
hơn chạy mười dặm với một xà ích kiểu này, làm tôi chóng kiệt sức.

Còn điều nữa, họ chẳng bao giờ lắp cân dù đồi có dốc đứng, như thế rất

dễ xảy ra tai nạn thảm khốc, và nếu có lắp, lúc sang đến tận chân đồi họ vẫn
quên, chưa tháo. Hơn một lần, tôi đã phải kéo xe lên nửa chừng quả đồi tiếp

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.